Dưới đây là danh sách và thông tin sơ lược về top các nhà bán lẻ trực tuyến lớn tại Trung Quốc mà các nhà xuất khẩu thực phẩm có thể quan tâm phát triển mạng lưới phân phối cần biết.

  1. JD.com (www.jd.com.cn): JD.com là nền tảng giao dịch điện tử lớn thứ 2 của Trung Quốc với 30% thị phần và 250 triệu người dùng hoạt động tích cực. JD hưởng lợi từ việc hợp tác với nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất tại Trung Quốc là WeChat. Hơn 80% người dùng của JD sử dụng các thiết bị di động để đặt hàng, và họ có thể sử dụng WeChat Pay để thanh toán cho các đơn hàng. JD.com thành lập bộ phận chuyên về thực phẩm tươi vào năm 2016 để tăng cường năng lực thu mua các sản phẩm thực phẩm tươi nhập khẩu. JD đã ký thỏa thuận mua trị giá 1,2 tỷ USD đối với thịt bò và thịt lợn trong chuyến thăm Trung Quốc của tổng thống Donald Trump vào tháng 11/2017.
  2. Tmall (www.tmall.com.cn): Tmall là nền tảng thương mại B2C (doanh nghiệp tới người tiêu dùng – business to consumer hay B2C) lớn nhất Trung Quốc. Tmall có rất nhiều mô hình kinh doanh khác nhau, bao gồm các cửa hàng flagship, siêu thị Tmall và Tmal Global. Tmall chào đón và khuyến khích các thương hiệu quốc gia nổi tiếng thiết lập các cửa hàng flagship tại Tmall. Để cung cấp dịch vụ tốt hơn cho các chủ sở hữu thương hiệu, Tmall có một nhóm các đối tác Tmall có thể hỗ trợ logistics, dịch vụ khách hàng và marketing. Mặt khác, các siêu thị Tmall lấy hàng trực tiếp từ các chủ thương hiệu, sở hữu lượng tồn kho sản phẩm và giải quyết các vấn đề logisctics, dịch vụ khách hàng. Tmall Global là nền tảng thương mại trực tuyến xuyên biên giới của tập đoàn Alibaba. Tmall đã tạo ra Ngày hội Mua sắm 11/11 – hay còn gọi là Lễ hội Độc thân, là lễ hội mua sắm lớn nhất tại Trung Quốc. Doanh thu của Tmall trong ngày 11/11/2018 đạt gần 31 tỷ USD.
  3. com (www.vip.com): Thành lập năm 2008, VIP.com là công ty mua sắm trực tuyến lớn thứ 3 tại Trung Quốc sau Alibaba và JD.com với doanh thu hàng năm đạt 11 tỷ USD và 57 triệu người dùng tích cực trong năm 2017. Công ty vận hành 8 văn phòng thu mua độc lập trên toàn cầu. Tiên phong trong mô hình bán hàng thần tốc các mặt hàng thời trang tuyển chọn với mức giảm giá sâu, VIP.com đã mở rộng phân khúc sản phẩm ra các loại mỹ phẩm, thực phẩm và đồ uống cùng với các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng. VIP.com khác với Alibaba và JD.com ở chỗ thu mua trực tiếp từ nhà sản xuất thay vì cho thuê không gian cho các thương hiệu, đưa công ty này trở thành một nhà bán lẻ thực thụ thay vì chỉ cung cấp một nền tảng bán lẻ. Phần lớn hàng hóa thực phẩm nhập khẩu tại VIP.com bao gồm các loại hạt, trái cây sấy khô và sữa công thức cho trẻ nhỏ.
  4. Netease Kaola (www.kaola.com.cn): Netease Kaola là nền tảng thương mại trực tuyến xuyên biên giới có trụ sở tại Hàng Châu. Kaola cung cấp dịch vụ tổng hợp cho các nhà cung cấp nước ngoài, bao gồm logistics, thông quan, kho ngoại quan bảo thuế, dịch vụ khách hàng. Các sản phẩm được ưa chuộng nhất tại Kaola bao gồm các sản phẩm chăm sóc cho bà mẹ và trẻ em, các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng.

Theo USDA
Admin

Giá nhiều loại hàng hóa thực phẩm tăng, đẩy chỉ số giá thực phẩm của FAO lên mức cao nhất trong 18 tháng

Bài trước

Các nhà sản xuất nông nghiệp Hoa Kỳ chuẩn bị cho đòn giáng vào xuất khẩu sang Trung Quốc dưới thời chính quyền Trump

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc