Định dạng “bán lẻ mới” với các nhà hàng và tiệm bánh bên trong các cửa hàng/trung tâm thương mại lớn đang ngày càng được ưa chuộng. Dữ liệu lớn thúc đẩy việc tìm kiếm và định vị sản phẩm lẫn cửa hàng. Tuy nhiên, cạnh tranh trên thị trường này rất khốc liệt. Các cửa hàng chuyên biệt, cộng đồng và cửa hàng tiện lợi đang mở rộng nhanh chóng. Nền kinh tế số hóa tạo điều kiện thuận lợi cho các sáng kiến trải nghiệm mua sắm. Các lựa chọn giao hàng đa dạng góp phần tạo nên giá trị gia tăng cho dịch vụ. Cuối cùng, các cửa hàng đều đang nỗ lực phát triển các nhãn hiệu riêng.
Định dạng “bán lẻ mới” với các nhà hàng và tiệm bánh bên trong cửa hàng/trung tâm thương mại lớn đang ngày càng được ưa chuộng. Sau khi Alibaba bỏ ra khoản đầu tư lớn vào định dạng cửa hàng từ trực tuyến đến thực tuyến (online-to-offline, O2O) thông qua chuỗi bán lẻ Hema, hiện đã có 150 cửa hàng trên toàn quốc, JD.com cũng đầu tư vào định dạng này và mở 12 cửa hàng O2O với thương hiệu 7Fresh. Đồng thời, các nhà bán lẻ truyền thống như Yonghui, Wal-Mart, Carrefour, Metro, Aeon, và CR-Vanguard cũng đồng loạt tích hợp các nhà hàng và tiệm bánh cùng các sản phẩm ăn liền, mang đi tiện lợi và ứng dụng đặt mì gói di động. Những tên tuổi mới trên thị trường, các công ty thương mại điện tử độc lập và các doanh nhân đang bắt đầu đầu tư vào bán lẻ thông minh (ứng dụng công nghệ vào kinh doanh bán lẻ), bao gồm cả mô hình bán lẻ hoàn toàn tự động,
Dữ liệu lớn đang thúc đẩy định vị sản phẩm và cửa hàng. Các công ty bán lẻ trực tuyến như Alibaba sử dụng các dữ liệu về sở thích người tiêu dùng trên khắp các nền tảng giao dịch số để hiểu hơn, phản ứng tốt hơn và đặt mục tiêu các phân khúc thị trường tốt hơn. Thông tin này đồng thời giúp xác định tốt định vị sản phẩm và chiến lược marketing, đáp ứng kỳ vọng của khách hàng nhanh hơn.
Cạnh tranh trên thị trường bán lẻ Trung Quốc rất khốc liệt. Các sáng kiến dựa trên dữ liệu thúc đẩy các nhà bán lẻ tích hợp tốt hơn giữa các cửa hàng thực tuyến và cửa hàng trực tuyến với chiến lược marketing mạng xã hội, các kênh phân phối thực và cơ sở hạ tầng logistics. Các nhà bán lẻ tìm kiếm khả năng sinh lời thông qua các vụ thâu tóm, sát nhập chiến lược các công ty có tính chất bổ sung hoặc tương đồng, hợp nhất và cải tiến các cửa hàng thực tuyến, và/hoặc đóng cửa các cửa hàng không sinh lời tại các địa điểm bất lợi. Các nhà bán lẻ ít có khả năng cạnh tranh hơn hoặc biến mất hoặc bị thâu tóm bởi những công ty cạnh tranh hơn.
Các cửa hàng chuyên biệt, cộng đồng và tiện lợi đang mở rộng nhanh. Nhu cầu đối với tính tiện lợi của người tiêu dùng Trung Quốc đang mang đến cú hích cho các cửa hàng chuyên biệt, cộng đồng và tiện lợi. Các cửa hàng bán lẻ ngày càng tập trung vào một phân khúc cụ thể, như các sản phẩm tự nhiên và hữu cơ, các sản phẩm thịt, sữa, đồ làm bánh hay trái cây. Các cửa hàng cộng đồng và tiện lợi đang nổi lên nhanh chóng tại các khu dân cư và thương mại, ở các nút giao thông cao điểm và các trường học. Bất chấp mặt sàn tương đối nhỏ, doanh thu của các cửa hàng tiện lợi của Trung Quốc đã vượt 34 tỷ USD trong năm 2018, tăng 19% so với năm 2017. Có hơn 122.000 cửa hàng tiện lợi tại Trung Quốc, theo báo cáo của CCFA gần đây, phần lớn các nhà bán lẻ nội địa.
Nền kinh tế số hóa cho phép sáng tạo các trải nghiệm mua sắm mới. Để dành được một cơ sở khách hàng rộng lớn hơn, các nhà bán lẻ đang ngày càng nỗ lực triển khai các ứng dụng di động để mở rộng kinh doanh ra các khu vực nông thôn. Thông qua AliPay, WeChat Pay và ApplePay, số đơn đặt hàng thực phẩm trực tuyến đã đạt 10,96 tỷ đơn trong năm 2018, gần gâp đôi con số ghi nhận trong năm 2017. Ít nhất 570 triệu người Trung Quốc dùng WeChat, bao phủ trên 362 thành phố khắp cả nước. Các chiến dịch marketing mới thông qua Douyin – một ứng dụng di động video ngắn – và WeChat cùng với các đường dẫn tới các nền tảng giao dịch điện tử cũng giúp thúc đẩy doanh số.
Đa dạng các lựa chọn giao hàng giúp gia tăng giá trị dịch vụ. Các nền tảng thương mại điện tử chủ động tìm kiếm đối tác với nhiều nhà bán lẻ thực tuyến, bao gồm giao hàng tận nhà, các đối tác cửa hàng, dịch vụ giữ đồ và giao hàng bằng drone. Các khoản đầu tư của các nhà bán lẻ vào kho lạnh và các xe tải kiểm soát nhiệt độ đang tăng lên. Theo Xinhua, quy mô ngành giao hàng thực phẩm trực tuyến của Trung Quốc, bao gồm cả ngành giao hàng cho các nhà hàng lớn, đạt 441,6 tỷ NDT, tương đương 65,8 tỷ USD trong năm 2018, tăng 112,5% so với năm 2017.
Các cửa hàng đang tích cực phát triển các nhãn hiệu riêng. Để trở nên khác biệt hóa, các nhà bán lẻ đang tìm cách phát triển các nhãn hiệu riêng, mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng cao với giá thấp hơn, hướng tới các phân khúc khác nhau và gia tăng giá trị. Các sản phẩm có độ béo thấp, không đường và ăn chay đang có là mốt.
Theo USDA
Bình luận