Công nghệ

Người tiêu dùng thông minh và “bán lẻ kiểu mới” đang thúc đẩy ngành bán lẻ thực phẩm Trung Quốc

Ngành bán lẻ của Trung Quốc đạt doanh thu 5.400 tỷ USD trong năm 2017, tăng 10% so với năm 2016, với mức tăng trưởng mạnh tương đương vào năm 2018. Được thúc đẩy bởi quy mô dân số lớn, đô thị hóa và thu nhập khả dụng trên đầu người của tầng lớp trung lưu đang tăng, nhu cầu của Trung Quốc đối với thực phẩm nhập khẩu cho tiêu dùng trực tiếp dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ ổn định. Nhu cầu của người tiêu dùng Trung Quốc đối với tính tiện lợi chủ yếu xuất phát từ nhịp sống bận rộn và mức độ phổ cập số hóa cao. Năm 2018, nhập khẩu thực phẩm cho tiêu dùng trực tiếp đã đạt xấp xỉ 45 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2017. Các định dạng bán lẻ mới dựa trên dữ liệu, kết hợp giữa bán lẻ trực tuyến và thực tuyến (online&offline – O2O), đang có nền tảng vững chãi và mở rộng nhanh, tạo nên một môi trường cạnh tranh mới và đầy thách thức cho các nhà bán lẻ truyền thống. Thuế tăng đối với thực phẩm nhập khẩu từ Mỹ đang khiến một số nhà bán lẻ tìm kiếm các sản phẩm thay thế. Các cơ hội đang mở ra cho trái cây tươi và sấy khô, thịt bò, sữa, thủy sản, các loại hạt, thịt lợn và một số sản phẩm khác.

Trung Quốc là một thị trường tiêu dùng rất lớn nhưng thực phẩm nhập khẩu chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng lượng tiêu dùng. Điều này cho thấy một thị trường còn rất nhiều dư địa cho thực phẩm nhập khẩu trong những năm tới. Hiện là thị trường bán lẻ lớn thứ hai thế giới, ngành bán lẻ Trung Quốc chủ yếu được thúc đẩy nhờ quy mô dân số lớn, tốc độ đô thị hóa nhanh, thu nhập khả dụng trên đầu người của tầng lớp trung lưu tăng nhanh và các bước phát triển kinh tế - văn hóa liên tục. Trung Quốc đang trải qua giai đoạn nâng cấp khi người tiêu dùng ngày càng trở nên tinh tế và có yêu cầu cao. Công nghệ số hóa giúp thuận lợi hóa và đẩy nhanh tốc độ của các xu hướng này. Định dạng bán lẻ mới – kết hợp ứng dụng mua sắm di động và các cửa hàng thực tế - đang trở nên phổ biến. Nhu cầu nhập khẩu thực phẩm của Trung Quốc đang trên đà tăng.

Các động lực thị trường

  • Nhu cầu thực phẩm bán lẻ đang được thúc đẩy nhờ yêu cầu của người tiêu dùng về tính tiện dụng, sự chuyên biệt hóa, và hình ảnh sản phẩm – Người tiêu dùng Trung Quốc đang ngày càng khó tính trước nhịp sống nhanh. Họ chủ động tìm kiếm các loại thực phẩm tiêu dùng nhanh và tiện lợi, đáp ứng các nhu cầu cá nhân và thể hiện vị thế xã hội. Khả năng tiếp cận cao các cửa hàng bán lẻ lẫn mua sắm trực tuyến cộng hưởng với khả năng sử dụng các ứng dụng thanh toán di động (WeChat Pay and AliPay) là rất quan trọng để các sản phẩm thành công.
  • Sự nổi lên của các thành phố cấp 2 và cấp 3 – Các loại thực phẩm chất lượng cao – giá cao, bao gồm thực phẩm và đồ uống nhập khẩu, được dự báo sẽ tiếp tục gặt hái thành công ở các thành phố cấp 1 (Thượng Hải, Thâm Quyến, Bắc Kinh và Quảng Châu). Ngoài ra, các nhà bán lẻ đang tập trung ngày càng mạnh vào tăng nhập khẩu thực phẩm cho các thành phố cấp 2 và cấp 3 (như Nam Kinh, Tô Châu, Thanh Đảo, Thành Đô, Châu Hải, Phật Sơn, Hạ Môn, Trường Sa,…), nơi mức độ bão hòa thị trường của các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu thấp hơn.

Theo USDA
Admin

Việt Nam xây dựng ứng dụng di động để chuẩn đoán bệnh trên cây trồng

Bài trước

Tin vắn ngành thủy sản ngày 25/4

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Công nghệ