Thủy sản

Tin vắn ngành thủy sản ngày 25/4

0

Thái Lan tìm cách giải quyết dư thừa tôm

Thái Lan đang tìm cách bán 54.000 tấn tôm mà nông dân vừa thu hoạch nhưng không thể tiêu thụ; bao gồm 50.000 tấn tôm thẻ, 1.000 tấn tôm sú và 3.000 tấn tôm nước ngọt. Poj Aramwattananont, phó chủ tịch liên đoàn các ngành Thái Lan cho biết các giải pháp sẽ phải mang lại lợi ích cho các bên, bao gồm nông dân, khu vực tư nhân và chính phủ. Ông phản đối nỗ lực của chính phủ nhằm cho phép nông dân cầm cố tôm do đây là biện pháp tốn kém và dễ dẫn đến tham nhũng.

Ngành tôm Việt Nam lo ngại thiếu nguồn cung

Thông tin nhiễu loạn về suy yếu thị trường xuất khẩu và thời tiết bất lợi đang không khuyến khích nông dân ĐBSCL thả nuôi vụ mới. Ông Trương Vũ Thông, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc công ty Thông Thuận cho biết giá bán hiện ở mức tốt, nguồn cung thế giới yếu. Nếu nông dân không thả nuôi thì rủi ro thiếu nguyên liệu thô có thể diễn ra khi thị trường phục hồi. Theo thống kê, diện tích nuôi tôm quý 1 ước đạt 425.000ha, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2019.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ dự báo tăng trong nửa cuối năm 2020

Trong khi đại dịch COVID-19 vẫn đang làm gián đoạn xuất khẩu tôm sang Mỹ, Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho hay nhu cầu đang tăng lên để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng. VASEP khuyến nghị các nhà xuất khẩu tập trung vào chế biến sâu và các sản phẩm GTGT để đáp ứng nhu cầu hiện nay. VASEP dự báo xuất khẩu tôm sẽ tăng trở lại sang thị trường Mỹ vào nửa cuối năm, khi các biện pháp kiểm soát dịch bệnh có hiệu lực. VASEP dự báo xuất khẩu tôm sang Mỹ tăng 3% trong năm 2020.

Khảo sát của Aquaconnect cho thấy nông dân Ấn Độ giảm thả nuôi tôm vụ hè

Mạng lưới hỗ trợ nuôi trồng thủy sản Ấn Độ Aquaconnect đã tiến hành một khảo sát những tay kì cựu trong ngành trên khắp Ấn Độ để đánh giá tác động hiện tại của đại dịch COVID-19. Hơn 30% người phản hồi là nông dân và hơn 20% là kỹ sư hoặc nhà tư vấn nông nghiệp, gần 5% là các nhà bán lẻ và chế biến. Kết quả khảo sát cho thấy “nhập khẩu tôm toàn cầu chậm lại và lệnh phong tỏa toàn quốc của Ấn Độ dẫn tơi stình trạng dư cung và nhu cầu yếu.

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam triển khai ứng dụng quản lý sản xuất

Cổng thông tin nuôi trồng thủy sản Việt Nam là công ty Tép Bạc vừa triển khai một ứng dụng di động quản lý sản xuất, được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện ngành nuôi trồng. Ứng dụng này có tên là Farmext, hoạt động như một nhật ký ghi chép sản xuất dễ dùng, áp dụng cho cả nuôi tôm và nuôi cá tra. Hiện công ty tập trung vào tăng người dùng cho ứng dụng này, thu hút nông dân sản xuất quy mô nhỏ thử các công nghệ mới là điều mà nhiều doanh nghiệp phải đối mặt. Một dấu hiệu đáng khích lệ là sự hợp tác giữa Tép Bạc với nhà sản xuất cá tra lớn nhất Việt Nam là tập đoàn Vĩnh Hoàn.

Nhà chế biến thủy sản Việt Nam thiệt hại do hoãn hoạt động nhà máy chế biến mới

Doanh nghiệp chế biến cá tra Việt Nam P&H Seafood Processing Co. đối mặt với nhiều khó khăn trong những tháng đầu năm 2020 do thị trường chính của công ty này là Trung Quốc đóng cửa trong vài tuần để chống dịch COVID-19. Theo báo cáo tại sự kiện Vietfish 2019, P&H đang trong quá trình xây dựng một nhà máy mới, đưa tổng công suất chế biến nguyên liệu thô từ 130 tấn cá tra/ngày tăng lên 300 tấn/ngày. Mục tiêu của nhà máy này là giúp công ty tiếp cận với các thị trường EU và Mỹ. Nhưng tình hình hiện nay gây khó khăn cho tất cả các nhà chế biến thủy sản Việt Nam, bao gồm P&H , đặc biệt là khi công ty chủ yếu xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc. “Việc xây dựng nhà máy mới ban đầu dự kiến hoàn tất vào tháng 8/2020 nhưng có thể sẽ phải kéo dài hơn dự kiến, có thể tới cuối năm do tình hình hiện nay”.

Ngành chế biến mực ống của Trung Quốc đối mặt tình trạng thiếu lao động

Ngành chế biến mực ống quy mô cực lớn của Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động dù nước này đã nới lỏng các biện pháp cách ly hồi tháng trước, trong khi các thị trường xuất khẩu vẫn đang hỗn loạn, theo một nhà quản lý doanh nghiệp mực ống của Trung Quốc cho hay. Trong năm 2019, xuất khẩu mực ống và mực nang của Trung Quốc đạt 3,005 tỷ USD, theo số liệu hải quan Trung Quốc do Undercurrent News tổng hợp, đưa nước này trở thành nước xuất khẩu thủy sản thân mềm lớn nhất thế giới. “Các nhà máy tại Trung Quốc phải giảm sản xuất do thiếu lao động. Tôi có thể nói rằng lượng lao động tham gia sản xuất chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái”. Tháng trước, khảo sát của Undercurrent News cho thấy 1/3 doanh nghiệp Trung Quốc đang hoạt động ở 90% công suất.

Vĩnh Hoàn dự báo thị trường Trung Quốc sẽ quay trở lại đặt hàng bình thường vào tháng 4 – 5

Nhà sản xuất – xuất khẩu cá tra Việt Nam là tập đoàn Vĩnh Hoàn dự báo tình hình đặt hàng từ Trung Quốc sẽ phục hồi hoàn toàn vào tháng 4 hoặc 5, theo CEO Nguyễn Tâm cho hay. Doanh số vẫn đang phục hồi trong từ tháng 3, nhưng chưa quay trở lại mức bình thường, bà cho hay. “Chúng tôi giao hàng gần như hàng ngày tới các siêu thị tại Mỹ và châu Âu. Doanh số bán cho ngành dịch vụ ăn uống tất nhiên là chậm lại”. Doanh nghiệp này đang tìm cách chuyển dịch một phần hoạt động sản xuất sang các sản phẩm ăn liền, có GTGT cao như cá tra phile tẩm ướm hoặc tẩm bột, cá tra kabayaki – một phần tư miếng ngâm trong loại sốt từ đậu tương ngọt.

Theo Undercurrent News, Asian Agribiz

Admin

Việt Nam xây dựng ứng dụng di động để chuẩn đoán bệnh trên cây trồng

Bài trước

Ứng dụng giúp người uống cà phê trực tiếp boa cho người trồng cà phê Colombia

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản