Các hạn chế của EU đối với hạt vi nhựa có thể tác động tới thương mại nông sản
Theo yêu cầu của Ủy ban châu Âu (EC), Cơ quan Hóa chất châu Âu (European Chemicals Agency-ECHA) đã đánh giá các rủi ro môi trường và sức khỏe gây ra bởi sử dụng các hạt vi nhựa có mục đích. Kết quả đã nảy sinh đề xuất hạn chế sử dụng hạt vi nhựa cho các mục đích nông nghiệp và trồng cây ăn quả, bao gồm các loại hợp chất cao phân tử (polymer) , các sản phẩm bảo vệ thực vật viên nén (PPPs), các loại vỏ bọc hạt giống và các chất diệt sinh. Hiện đề xuất hạn chế các hạt vi nhựa vẫn đang trong quá trình rà soát và phản biện. Hoạt động trưng cầu ý kiến đối với đề xuất này sẽ diễn ra tới 20/9/2019. Ủy ban nhấn mạnh rằng các ý kiến về rủi ro, lợi ích và các hành vi vi phạm sẽ có tác động lớn nhất nếu được đệ trình trước ngày 20/7/2019.
Trước đó, ngày 30/1/2019, ECHA đã công bố đề xuất hạn chế sự xuất hiện của hạt vi nhựa được sử dụng có chủ đích trên thị trường EU. Đề xuất này đồng thuận với Chiến lược Nhựa năm 2018 của Ủy ban châu Âu để giảm tác động của nhựa và ô nhiễm môi trường. Hạn chế bổ sung hạt vi nhựa một cách cố ý là khả thi theo khuôn pháp lý REACH. “Các hạt vi nhựa” là cụm từ sử dụng cho các hạt cứng, rất nhỏ, cấu thành nên các hợp chất cao phân tử tổng hợp (synthetic polymer). “Bổ sung hạt vi nhựa một cách cố ý” là những hạt vi nhựa được thêm vào các sản phẩm công nghiệp và hàng tiêu dùng để phục vụ một mục đích liên quan đến chức năng sản pahảm, ví dụ như hợp chất polymer làm các vỏ bọc hạt giống. Các hạt vi nhựa như vậy được sử dụng phổ biến trong cả ngành nông nghiệp và trồng cây ăn quả. Các quy định hạn chế được đề xuất bao gồm sử dụng các hạt vi nhựa cho các mục đích nông nghiệp và trồng cây ăn quả, bao gồm các loại hợp chất cao phân tử (polymer) , các sản phẩm bảo vệ thực vật viên nén (PPPs), các loại vỏ bọc hạt giống và các chất diệt sinh. Hiện đề xuất hạn chế các hạt vi nhựa vẫn đang trong quá trình rà soát và phản biện. Hoạt động trưng cầu ý kiến đối với đề xuất này sẽ diễn ra tới 20/9/2019. Ủy ban nhấn mạnh rằng các ý kiến về rủi ro, lợi ích và các hành vi vi phạm sẽ có tác động lớn nhất nếu được đệ trình trước ngày 20/7/2019. Sau giai đoạn tư vấn, ECHA sẽ chia sẻ ý kiến với Ủy ban. Vào mùa xuân năm 2020, EC được cho là sẽ công bố quyết định về hạn chế bổ sung hạt vi nhựa có chủ đích theo khuôn khổ REACH. Nếu hạn chế này được áp dụng, tất cả các nhà nhập khẩu và các nhà sử dụng các hạt vi nhựa có chủ đích với hàm lượng tương đương hoặc lớn hơn 0,01% trọng lượng theo trọng lượng được cho là sẽ phải tuân thủ theo quy định mới. Việc tuân thủ quy định mới cũng sẽ bao gồm một giai đoạn chuyển tiếp, cho phép sử dụng các chất thay thế có thể tự phân hủy sinh học cũng như các báo cáo và đăng ký ghi nhãn mới.
Đối với các loại phân bón kiểm soát phát tác, giai đoạn chuyển đổi sẽ kéo dài từ 5 – 10 năm. Cụ thể hơn, các sản phẩm phân bón không được quy định theo các hạn chế hiện hành của EU đối với các mặt hàng phân bón sẽ được đảm bảo giai đoạn chuyển đổi từ 5 năm trở lên để có thể đủ thời gian phát triển các hợp chất cao phân tử có thể tự phân hủy sinh học mới. Một số sản phẩm, như phụ gia phân bón, sẽ có thời gian chuyển đổi ngắn hơn, từ 12 – 18 tháng. Các sản phẩm bảo vệ thực vật dạng viên nén và các chất diệt sinh sẽ có thời gian chuyển đổi 5 năm. Ngoài ra, các sản phẩm bảo vệ thực vật và cây ăn quả (như xử lý hạt giống, BVTV được định nghĩa trong quy định EC No.1107/2009 và các chất diệt sinh trong quy định EU 528/2012) cũng được cho phep thời hạn chuyển đổi trên 5 năm để cho phep thời gian phát triển các chất thay thế có thể tự phân hủy sinh học mới. Đáng chú ý là các sản phẩm phân bón đã được đưa vào hạn chế của EU đối với phân bón sẽ được miễn trừ khỏi hạn chế mới để tránh tình trang chồng chéo luật. Tuy nhiên, tất cả các sản phẩm gây hại cho người tiêu dùng và việc sử dụng bổ sung hạt vi nhựa có chủ đích chuyên biệt được kỳ vọng sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn ghi nhãn mới trong vòng 18 tháng. Các sản phẩm như vậy phải có một nhãn ghi có cụm từ “chứa hạt vi nhựa >0.01%”, cùng với hướng dẫn sử dụng về xả thải đúng cách sản phẩm. Ngoài ra, các sản phẩm có hại phải nộp các báo cáo thường niên cho ECHA trong vòng 12 tháng. ECHA thừa nhận rằng sự mập mờ trong khái niệm có thể tự phân hủy sinh học đã dẫn tới tình trạng không có định nghĩa chính xác cho tính chất này. Do đó, ECHA đã đưa các tiêu chí thể hiện sự phân hủy sinh học của một số chất thay thế vi nhựa khả thi. Đối với các sản phẩm có thời gian chuyển đổi, như phân bón và các loại vỏ bọc hạt giống, nếu không có chất thay thế có thể tự phân hủy sinh học phù hợp, thì ECHA sẽ yêu cầu một đợt rà soát về tính hợp lý của các hành động đề xuất. Hiệp hội hạt giống châu Âu (ESA) đã công bố các ý kiến về việc khó khăn trong tìm ra các chất có thể tự phân hủy sinh học phù hợp thay thế cho các vỏ bọc hạt giống truyền thống. ESA nhấn mạnh rằng đề xuất hiện tại bao gồm giai đoạn chuyển đổi không phù hợp cho vỏ bao hạt giống và đề xuất tăng thời hạn chuyển đổi lên 10 năm như dành cho các loại phân bón. ESA cũng giải quyết sự mập mờ trong định nghĩa một vi nhựa, nhấn mạnh rằng các hạt giống nhỏ có thể được tính trong quy định hạn chế này nhưng các hạt giống cỡ lớn thì không nên. ECHA ước tính rằng chi phí áp dụng các hạn chế mới lên tới khoảng 9,2 tỷ Euro, chủ yếu dành cho các nỗ lực tìm kiếm các chất thay thế có thể tự phân hủy sinh học phù hợp trên diện rộng. Chi phí thay đổi báo cáo và ghi nhãn được cho là không đáng kể so với các chi phí trên.
Theo USDA
Bình luận