Ngành nông nghiệp Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu các nông sản chủ lực trong nửa cuối năm 2019 giữa bối cảnh giá nông sản đồng loạt giảm giá trên thị trường thế giới.
Theo thống kê của Bộ NNPTNT, mặc dù doanh thu xuất khẩu nông sản tăng 2,2% trong nửa đầu năm 2019, giá trị xuất khẩu nông sản chính, bao gồm gạo, sắn, cà phê và hạt điều, giảm tới 9,2%.
Trong nửa đầu năm 2019, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 3,39 triệu tấn, trị giá 1,46 tỷ USD, giảm 2,8% về lượng và 19% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Ngoại trừ Philippines, ba thị trường xuất khẩu gạo truyền thống của Việt Nam là Trung Quốc, Indonesia và Bangladesh đều giảm nhập khẩu gạo từ Việt Nam trong cùng kỳ so sánh. Ngoài ra, giá gạo thế giới được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong năm 2019 khi Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng gạo thế giới niên vụ 2018/19 sẽ đạt 499,1 triệu tấn, tăng 4,2 triệu tấn so với niên vụ trước.
Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn ước tính đạt 1,2 triệu tấn, trị giá 460 triệu USD trong nửa đầu năm 2019, giảm 19% về lượng và 15,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018 do nhu cầu giảm tại thị trường Trung Quốc – thị trường xuất khẩu sắn chính của Việt Nam. Giá sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam đạt trung bình 386,3 USD/tấn, giảm 2,91% trong cùng kỳ so sánh. Giá tinh bột sắn đạt trung bình 425 USD/tấn, giảm 1,7% so với tháng 5/2019 và thấp hơn 15,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Một xu hướng tương tự cũng đang diễn ra đối với xuất khẩu cà phê trong 6 tháng đầu năm 2019. Xuất khẩu cà phê Việt Nam trong nửa đầu năm 2019 đạt 943.000 tấn, trị giá đạt 1,6 tỷ USD, giảm 9,2% về lượng và 19,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Đức và Mỹ tiếp tục là các thị trường nhập khẩu cà phê Việt Nam lớn nhất. Giá cà phê thế giới và nội địa dự báo giảm trong ngắn hạn do tình trạng dư cung cà phê trên thị trường thế giới.
Trong nửa đầu năm 2019, xuất khẩu hạt điều Việt Nam đạt 197.000 tấn, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2018 nhưng giá trị giảm tới 11,3% trong cùng kỳ so sánh.
Để đưa xuất khẩu nông sản quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng tích cực, Bộ NNPTNT đang cân nhắc chuyển trọng tâm sang các sản phẩm thủy sản và lâm nghiệp. Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển NNNT (IPSARD) đề xuất nên khuyến khích nông dân chuyển các diện tích trồng lúa không hiệu quả sang các cây trồng khác hoặc nuôi trồng thủy sản do xuất khẩu gạo không còn nhiều dư địa tăng trưởng trên thị trường thế giới như trái cây hay các sản phẩm thủy sản. Nhiều khách hàng lớn của Việt Nam nay đã có thể sản xuất đủ gạo để đáp ứng nhu cầu nội địa và thậm chí cho xuất khẩu trong những năm gần đây.
Không chỉ biến động giá nông sản toàn cầu tác động tới xuất khẩu nông sản Việt Nam mà Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức có hiệu lực. Thỏa thuận thương mại này sẽ dỡ bỏ 98% các dòng thuế cho 11 nước thành viên với tổng giá trị GDP hơn 13,5 tỷ USD và gần 500 triệu người tiêu dùng.
Để nắm lấy có hội mà thỏa thuận thương mại này mang lại, các nhà sản xuất Việt Nam phải chủ động khai thác các cam kết của Việt Nam và các yeu cầu của các nước thành viên khác. Các nhà sản xuất Việt Nam cũng nên tư duy vượt khỏi phạm vi thông thường và tận dụng lợi thế cạnh tranh để tạo ra động lực sáng kiến và phát triển. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm các hợp tác với các đối tác từ các nước thành viên CPTPP để thu hút thêm nguồn lực đầu tư và công nghệ tiên tiến mới, và quan trọng hơn, tham gia mạnh hơn vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.
Theo Vietnamnet
Bình luận