Quan hệ ngoại giao tại Đông Nam Á nóng lên trong vài tuần qua sau những cáo buộc việc ngư dân Việt Nam tiếp cận các vùng nước thuộc lãnh hải của Malaysia và Indonesia. Các căng thẳng càng được chú ý khi dự kiến các thanh tra thuộc Ủy ban châu Âu sẽ tới thăm Việt Nam vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 để rà soát về “thẻ vàng” mà khối này giơ ra với Việt Nam vào năm 2017, một phần do Việt Nam thất bại trong giảm thiểu tình trạng các đội tàu khai thác thủy sản trái phép, không báo cáo và không có quy định (IUU).

Ngày 8/5, Bộ Ngoại giao Malaysia đã mời Đại sứ Việt Nam tới và yêu cầu giải thích về hàng loạt các tàu cá Việt Nam thâm nhập lãnh hải Malaysia. Tổng thư ký Bộ Ngoại giao Malaysia Raja Datuk Nushirwan Zainal Abidin đã tiếp kiến Đại sứ Việt Nam Lê Thúy Quỳnh và bày tỏ sự phản đối của chính phủ Malaysia trước hành vi thâm nhập này, theo thông báo từ Bộ Ngoại giao. “Chính phủ Việt Nam được kêu gọi phải triển khai các biện pháp để giải quyết tình trạng này”.

Tổng số 748 tàu cá và 7.203 thuyền viên Việt Nam đã bị các nhà chức trách Malaysia bắt giữ do nghi ngờ khai thác thủy sản trái phép từ năm 2006. Việc ngư dân Việt Nam thâm nhập vào các vùng lãnh hải Malaysia không chỉ là một mối đe dọa đối với cư dân Malaysia mà còn vi phạm chủ quyền và thống nhất lãnh thổ của Malaysia và trái với luật pháp quốc tế, bao gồm các điều khoản liên quan trong United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS), Bộ Ngoại giao Malaysia lên tiếng.

Bất chấp sự căng thẳng trong vấn đề này, các quan hệ song phương Malaysia và Việt Nam vẫn tốt đẹp, khi cả hai bên đang “có mối quan hệ sôi nổi trên nhiều hàng loạt lĩnh vực theo khung Đối tác Chiến lược giữa hai nước”, thông báo nêu rõ. “Các đợt thâm nhập lãnh hải của ngư dân Việt Nam sẽ chỉ kìm hãm các nỗ lực của cả hai nước trong tăng cường các mối quan hệ trên”.

Đại sứ Quỳnh đã tiếp nhận phản hồi và đảm bảo rằng các ý kiến của chính phủ Malaysia sẽ được phía Việt Nam tiếp thu. “Phía Việt Nam cho rằng hành vi thâm nhập lãnh hải này là trái với luật pháp Việt Nam và các nhà chức trách địa phương đã được thông báo về vấn đề này”.

Vấn đề ngoại giao của Malaysia với Việt Nam nảy sinh chỉ 4 ngày sau khi Indonesia đánh chìm 51 tàu cá nước ngoài, bao gồm 38 tàu treo cờ Việt Nam, sau đó toàn bộ thuyền viên đã bị bắt giữ do cáo buộc khai thác thủy sản trái phép. Hành động của Indonesia vào ngày 4/5 diễn ra chỉ 1 tuần sau một cuộc đụng độ trên biển giữ 2 tàu phòng hộ bờ biển Việt Nam và một tàu tuần tra hải quân Indonesia trên biển Đông. Indonesia cho biết tàu của họ đã đụng độ với 2 tàu Việt Nam sau khi chặn một tàu do khai thác thủy sản trái phép trên lãnh hải Indonesia. Indonesia đã bắt giữ 12 thuyền viên trên con tàu trước đó đã bị đánh chìm. Hai tàu khác được giải cứu bởi các tàu Việt Nam.

Nhưng Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết đã gửi công hàm thứ 2 tới Đại sứ quán Indonesia tại Việt nam để phản đối việc Indonesia dùng vũ lực đối với các tàu cá Việt Nam. Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng các lực lượng Indonesia đã bắt giữ trái phép ngư dân Việt Nam khi họ đang hoạt động trên lãnh hải của Việt Nam, đồng thời yêu cầu phía Indonesia phóng thích toàn bộ thủy thủ đoàn của tàu bị đánh chìm, đối xử nhân đạo và đền bù thỏa đáng đối với tàu cá và ngư dân Việt Nam.

Việt Nam đang gặp khó khăn trong ngăn chặn các hoạt động khai thác thủy sản trái phép của các đội tàu, bất chấp các nỗ lực không ngừng nghỉ của chính phủ nhằm kìm chế hành vi này. Các báo cáo từ Tổng cục Thủy sản Việt Nam cho hay trong năm 2018, 137 tàu với 1.162 thuyền viên bị phát hiện khai thác thủy sản trái phép trên các vùng biển nước ngoài, bao gồm Thái Lan, Malaysia, Philippines, Campuchia, Indonesia và Brunei, tăng từ 91 tàu trong năm 2017. Cho tới nay, con số này đã lên tới 46 tàu và 96 ngư dân.

Ngày 29/4/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ NNPTNT báo cáo tiến độ triển khai các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu về khai thác thủy sản trái phép. Ông yêu cầu các nhà chức trách địa phương phạt nặng các ngư dân hoạt động trái phép trên vùng lãnh hải của các nước khác.

Ngày 23/4, Bộ NNPTNT đã tổ chức một hội nghị khẩn cấp với sự tham gia của các cơ quan chính phủ liên quan để thảo luận về các vấn đề liên quan đến thẻ vàng của EU. Cuộc họp do Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chủ trì, sau khi Bộ thừa nhận không đủ năng lực kiểm soát triệt để các hoạt động khai thác thủy sản trái phép, không báo cáo và không có quy định (IUU) của các ngư dân Việt Nam tại vùng nước của các nước khác.

Theo Seafood Source
Admin

Campuchia thắng kiện tại tòa án EU về xuất khẩu gạo

Bài trước

Nông dân chăn nuôi lợn kêu gọi chính phủ giúp đỡ để hạn chế buôn lậu lợn

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt