Ngành cá tra Việt Nam được cho là cần tiếp tục cải thiện mạnh chất lượng sản phẩm để không chỉ cạnh tranh với các đối thủ truyền thống mà còn cả với nhà nhập khẩu cá tra lớn nhất hiện nay – Trung Quốc. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ngành cá tra Việt Nam đối mặt với rất nhiều địch thủ trên thị trường quốc tế, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Bangladesh – mỗi nước chiếm khoảng 15 – 20% tổng sản lượng cá tra toàn cầu.
Các chuyên gia cho rằng khả năng cạnh tranh của cá tra Việt Nam không chỉ nên được đánh giá về lượng và chất lượng cá tra nguyên liệu và thành phẩm đều là yếu tố quan trọng. Để giải quyết vấn đề này, một trang trại nuôi cá tra công nghệ cao trên diện tích 600ha sẽ được xây dựng tại tỉnh An Giang trong quý 4/2019. Khi đi vào vận hành, trại nuôi này dự kiến cung cấp khoảng 200.000 tấn cá tra nguyên liệu chất lượng cao hàng năm cho chế biến và xuất khẩu. Tổng thư ký VASEP Trương Đình Hòe cho rằng chất lượng cá tra Việt Nam được cải thiện và dành được niềm tin của khách hàng tại các thị trường khó tính thì sẽ có thêm nhiều cơ hội kinh doanh tốt trên sàn thương mại trực tuyến Alibaba của Trung Quốc cũng như Amazon của Mỹ. “Thông qua trang thương mại điện tử này (Alibaba), các sản phẩm cá tra Việt Nam sẽ có cơ hội lớn hơn để thâm nhập vào thị trường rộng lớn này”.
Sản xuất cá tra toàn cầu năm 2018 ước đạt 2,8 triệu tấn, tăng 6% so với năm 2017 và khoảng 45% sản lượng cá tra xuất phát từ Việt Nam, chủ yếu đến từ ĐBSCL, theo VASEP cho hay. Tính đến tháng 3/2019, có 20 nhà máy chế biến cá tra tại Trung Quốc có năng lực sản xuất đạt khoảng 30.000 tấn/năm. Thực tế này cho thấy Trung Quốc có thể trở thành đối thủ lớn của Việt Nam trong ngành cá tra thế giới trong tương lai gần, VASEP nhận định. Đồng thời, Bộ NNPTNT cũng cảnh báo rằng Việt Nam sẽ đối mặt với cạnh tranh tăng từ Ấn Độ khi nước này tăng cường xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là tôm sú sang Nhật Bản – một trong những thị trường xuất khẩu thủy sản truyền thống của Việt Nam.
Ấn Độ đặt mục tiêu tăng gấp 3 lần sản lượng thủy sản nội địa với sự hỗ trợ từ chính phủ khi xúc tiến hàng loạt các dự án sản xuất nhiều loại tôm. Bên cạnh đó, Ấn Độ sẽ tập trung vào thúc đẩy nuôi tôm sú tại West Bengal, Kerala và Karnataka để thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm tôm thương phẩm sang thị trường Nhật Bản, đặc biệt là vào dịp Tokyo Olympics 2020, một sự kiện được cho là sẽ kích cầu tiêu dùng thủy sản tại Nhật Bản.
Theo Bộ NNPTNT, giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong quý 1/2019 đạt 1,8 tỷ USD, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2019, bao gồm giá trị xuất khẩu 645 triệu USD trong tháng 3.
Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc là top 4 thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2019, chiếm 52,8% tổng giá trị xuất khẩu. Các thị trường có tăng trưởng giá trị xuất khẩu thủy sản mạnh bao gồm Mexico (+35,6%), Philippines (+25%), Malaysia (+21,6%), Anh (+16,6%), và Canada (+13,7%). Bộ NNPTNT cho hay giá cá tra và giá tôm giảm trong tháng 3 do giảm đơn hàng xuất khẩu các loại thủy sản này. Giá thu mua nguyên liệu giảm 3.000 VNĐ/kg (0,129 USD/kg) đối với cá tra xuống còn 24.000 – 25.000 VNĐ/kg và giảm 40.000 – 70.000 VNĐ/kg (1,72 – 3,01 USD/kg) đối với tôm sú xuống còn 190.000 – 300.000 VNĐ/kg.
Theo VNS
Bình luận