Áp lực lên Trung Quốc đang tăng lên trong tháng này khi các nhà đàm phán đang tìm kiếm tiếng nói chung và thúc đẩy thỏa thuận WTO vè trợ cấp thủy sản vào cuối năm 2019. Tổng giám đốc WTO Roberto Azevêdo cho rằng các khoản trợ cấp tại các nước thành viên WTO cho nhiên liệu đang góp phần gây ra tình trạng khai thác quá mức và khai thác thủy sản phi pháp, không có quy định Ông gọi đây là “một trong những vấn đề quan trọng nhất trong thời đại của chúng ta”.

Ước tính 20 tỷ USD đã được chi ra hàng năm để trợ cấp chi phí nhiên liệu, cho phép các tàu hoạt động xa bờ. Những gói trợ cấp lớn được tung ra bởi hàng loạt các quốc gia, và khoảng 85% khoản tiền này chảy vào các đội tàu khai thác công nghiệp, quy mô lớn, thay vì các hoạt động ngư nghiệp mang tính thủ công gần bờ. Áp lực về vấn đề này tăng lên từ năm 2015, khi tất cả các nước thành viên Liên Hợp Quốc thống nhất Mục tiêu Phát triển Bền vững 14.6 để xóa bỏ hoặc cấm triệt để các chính sách khai thác thủy sản gây hại vào năm 2020. Mục tiêu này là một ưu tiên đối với các nước đang phát triển, phụ thuộc vào đại dương làm nguồn protein chính.

Có một số lý do để lạc quan về tiến trình – tổng giám đốc WTO phát biểu trong phiên chung của hội thảo hồi tháng 2, rằng những tiến triển tích cực đang diễn ra trong các cuộc đàm phán giữa các nhà kỹ trị. Nhưng ông cho rằng hiện đang là thời điểm cho các cam kết chính trị ở cấp độ cao nhằm đạt mục tiêu trên. Ngoài khả năng về một cam kết đi đến thỏa thuận chung, có rất nhiều hướng mà thỏa thuận này có thể trở thành. Các ranh giới có vẻ đang được vạch ra giữa các nước phát triển – vốn đang chiếm phần lớn trong sản lượng khai thác lẫn khoản tiền trợ cấp trong số các nước khai thác thủy sản chính – là bên muốn có sự nhượng bộ và giữa các nước đang quan tâm tới một thỏa thuận cắt giảm trợ cấp.

Ấn Độ, ví dụ, muốn “được đối xử ưu đãi” như một nước đang phát triển và tìm kiếm sự cho phép nước này tiếp tục hỗ trợ hoạt động khai thác thủy sản nội địa quy mô nhỏ. Về phần mình, Trung Quốc đã thầm lặng nhưng quyết liệt xác định vị thế quốc tế của họ. Tại quê nhà, Trung Quốc lại hạn chế tới mức tối đa các cuộc thảo luận công khai hoặc đưa tin. Khó để tìm ra một bộ số liệu về các chính sách trợ cấp cấp quốc gia mà Trung Quốc triển khai bởi cần phải chắp vá hàng loạt các báo cáo khu vực với rất nhiều sự khác biệt và gây bối rối về đánh mã và phân loại, cũng như các bộ dữ liệu không hoàn chỉnh. Nhưng những gì mà Trung Quốc tuyên bố về các chính sách trợ cấp lẫn khai thác thủy sản quá mức đều chỉ gây ra hoang mang. Tại Trung Quốc, có rất ít cuộc thảo luận để chuẩn bị cho các doanh nghiệp thủy sản về vấn đề xóa bỏ các khoản trợ cấp cho các tàu khai thác xa bờ. Thay vào đó, các cuộc thảo luận tập trung vào mở rộng và đại tu lẫn hiện đại hóa các tàu cá.

Đúng vậy, Trung Quốc tuyên bố sẽ giới hạn đội tàu ở mức 3.000 và so với mức hiện có thì nước này vẫn còn dư địa 500 tàu để bổ sung – nhưng chưa tiết lộ bất cứ thông tin gì về công suất lẫn trọng tải tàu. Chủ tịch Tập Cận Bình và các nhà chức trách hàng đầu đã thảo luận về một cuộc chiến nhằm bảo tồn và tái thiết các đường thủy nội địa và khu vực bờ biển Trung Quốc. Đồng thời, họ lại nhiệt thành với kế hoạch mở rộng các nỗ lực khai thác thủy sản xa bờ. “Các cơ sở xa bờ” và “hợp tác” trở thành những từ cửa miệng của các nhà chức trách hàng đầu – những người muốn thúc đẩy ngành thủy sản ở tầm quốc gia và khu vực. Chính phủ công khai hỗ trợ cho các công ty thủy sản đang xây dựng các cơ sở khai thác tại châu Phi, Ấn Độ dương và Thái Bình Dương, hoạt động tại các cơ sở này, cập cảng và chế biến thủy sản khai thác. Các hoạt động này hiện đang diễn ra tại Mauritania, Ghana và Fiji, với các thỏa thuận giống nhau với các nước. Giới cầm quyền tại Papua New Guinea gần đây đã tới thăm Phúc Kiến và gặp gỡ hãng thủy sản quốc tế hàng đầu Hong Dong để thảo luận về một cơ sở khai thác thủy sản như vậy.

Trong khi đó, lãnh đạo của Hong Dong đã nhắc tới các phái đoàn như vậy và báo giới bên lề của Đại hội Quốc dân hàng năm nghe tin rằng chủ tịch Tập Cận Bình đã chủ trương quốc tế hóa đội tàu khai thác thủy sản Phúc Kiến khi ông còn là Bí thư Đảng Cộng sản khu vực trong sự nghiệp. Điều này cho thấy sự ủng hộ liên tục về mặt chính trị đối với đội tàu khai thác xa bờ (được trợ cấp) của Trung Quốc, bất chấp những dấu hiệu ngày càng rõ cho thấy đội tàu này đã đạt tới giới hạn bền vững.

Hiện vẫn còn những câu hỏi chính cần trả lời về làm cách nào một thỏa thuận WTO mới về trợ cấp thủy sản có thể đưa vào thực tế. Chiến lược theo tuyên bố của Trung Quốc liên quan tới dịch chuyển phần lớn các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản sang các nước đáng phát triển khác tại châu Phi và Nam Á. Liệu điều đó có nghĩa là sản lượng khai thác thủy sản của Trung Quốc sẽ được tính vào sản lượng hoặc hạn ngạch khai thác của các nước có quốc hiệu trên tàu, xét đến thực tế là rát nhiều doanh nghiệp thủy sản về danh nghĩa là các doanh nghiệp châu Phi mặc dù lợi nhuận (và hơn nữa là sản lượng khai thác) được chuyển trở lại Trung Quốc?

Các quy định WTO sẽ được áp dụng thế nào nếu mục tiêu của Trung Quốc là quốc tế hóa đội tàu khai thác thủy sản với quốc heiẹu và sở hữu nằm tại các nước mà trong rất nhiều trường hợp lại chưa phải là thành viên WTO? Liệu tình trạng dư thừa công suất nghiêm trọng của đội tàu khai thác thủy sản toàn cầu sẽ được xóa bỏ nếu phần lớn công suất này được dịch chuyển ra khỏi hệ thống ghi chép tới các nước đang phát triển rất nhỏ, thiếu hệ thống luật pháp hoặc cơ chế thực thi luật pháp về bảo tồn?

Trung Quốc đang quan tâm tới bảo tồn và điều phối đường thủy và lãnh hải của chính nước này nhằm được công nhận việc đang trở thành một quốc gia có trách nhiệm hơn với môi trường. Nhưng trong khi đặt ra tiêu chuẩn cao hơn nhiều trong hệ thống quy định đường thủy nội địa và lãnh hải thì nước này lại không có cùng thái độ với các nguồn lợi thủy sản và môi trường biển tại châu Phi hoặc các đảo Thái Bình Dương vốn đáng được bảo tồn tương đương. Nước này thường nói rằng họ phải tuân theo “lệ làng”, nhưng điều này có rất ít ý nghĩa trong rất nhiều trường hợp khi mà hệ thống luật pháp địa phương không hiện diện hoặc không đủ để bảo vệ các nguồn lợi thủy sản và môi trường.

Ngành thủy sản Trung Quốc không có tiếng nói độc lập về khía cạnh ngành ở mức độ đúng đắn để phát ngôn thay mặt cho các côn ty và ngành thủy sản nước này. Không có các cuộc thảo luận nội địa về khía cạnh tài chính cho thỏa thuận WTO. Các thể chế ngành này tồn tại được nhờ nguồn ngân sách và tài trợ của chính phủ.

Hiện vẫn phải quan sát liệu các nhà đàm phán Trung Quốc sẽ mang tới các cuộc đàm phán WTO loại thỏa thuận gì về tính bền vững mà họ đang thể hiện ở quê nhà, nhưng nếu họ làm vậy thì đó sẽ là một sự chuyển dịch rất lớn về cách tiếp cận tới ngành thủy sản quốc gia và các trách nhiệm môi trường toàn cầu của nước này.

Theo Seafood Source
Admin

Giá thịt lợn kỷ lục trước Tết Nguyên đán làm bùng phát tình trạng nhập lậu

Bài trước

Giá thịt lợn tăng mạnh bất chấp lợi nhuận bùng nổ trong ngành chăn nuôi của Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt