Thịt

10 vấn đề chính thách thức ngành thủy sản Trung Quốc năm 2019

Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới, và là nước tiêu thụ thủy sản nhiều nhát. Đây là một thị trường năng động, đa dạng và tiến triển nhanh và dưới đây là danh sách 10 vấn đề lớn nhất mà ngành thủy sản nước này đối mặt trong năm 2019.

  1. Vấn đề nợ

Khu vực tư nhân Trung Quốc – bao gồm các doanh nghiệp thủy sản – đối diện với triển vọng tài chính khó khăn.

Các lĩnh vực kinh doanh tư nhân đang gặp vấn đề tiền mặt kể từ khi chính phủ nước này đẩy lùi tín dụng đen của những người cho vay lãi suất cao, phi chính thức và hoạt động ngầm – vốn thường là nguồn tài chíh duy nhất của các doanh nghiệp kinh doanh mạo hiểm hơn tại Trung Quốc. Và khi chính phủ Trung Quốc đang gây sức ép lên các ngân hàng nhằm giảm lãi suất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nỗ lực này có vẻ không tăng thêm nguồn tiền cho các doanh nghiệp nhỏ đang gặp khó khăn về tài chính. Nhiều nhà chế biến thủy sản phụ thuộc vào vay mượn để tồn tại với các khoản vay nợ sắp đến ngày đáo hạn. Những khó khăn hiện nay của doanh nghiệp chế biến thủy sản Dalian Tianbao là một ví dụ điển hình.

Các vấn đề nợ của Trung Quốc – thường biểu hiện chính ở các kênh tài chính mờ ám ở cấp chính quyền địa phương cũng như cấp doanh nghiệp – đang đặt ra một câu hỏi về sự hiện diện của những dự án khổng lồ do các chính quyền địa phương khởi xướng, như một trung tâm giao dịch và chế biến cực lớn cho đội tàu khai thác thủy sản xa bờ, được các chính quyền Thanh Đảo và Chu San lên kế hoạch, hợp tác với các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Thâm hụt tài khóa 4,2$ trong năm 2018 là mức cao nhất kể từ thập niên 1990s, và mức thâm hụt thực tế thậm chí có thể cao hơn. Trung Quốc có vấn đề nợ lớn nhưng hiện muốn triển khai một làn sóng tín dụng mới trong năm 2019 để thúc đẩy nền kinh tế, do đó một mục tiêu cân bằng tài khóa là rất khó đạt được. Thậm chí, vấn đề này sẽ có thể trầm trọng hơn trong năm 2019.

  1. Thỏa thuận về cuộc chiến thương mại: khả năng chiến thắng cho các nhà xuất khẩu thủy sản Mỹ?

Bất cứ giải pháp nào cho cuộc chiến thương mại giữa những quyền lực lớn đang diễn ra có thể dẫn đến tăng nhập khẩu thủy sản Mỹ vào Trung Quốc với phần thiệt hại dành cho các đối tác thương mại khác như châu Âu. Trung Quốc rõ ràng đang đánh cược rằng họ có thể làm dịu cơn nóng giận bốc đồng (hiện nay) của Mỹ bằng cách tăng nhập khẩu các hàng hóa mà nước này cần – cũng như các hàng hóa lớn như máy bay. Điều này có nghĩa là các thương nhân Mỹ đang trong điều kiện thuận lợi hơn khi tiếp cận với chính quyền Trung Quốc vốn độc đoán. Đối mặt với cuộc xung đột với Mỹ, Trung Quốc tỏ ra có nhiều nỗ lực để đạt các thỏa thuận thương mại tự do nhằm mở ra các đối tác cung ứng mới và qua đó giảm sự phụ thuộc vào bất cứ một đối tác thương mại nào. Sẽ đáng để theo dõi cách Trung Quốc cân bằng giữa chiến lược này và mối quan hệ với Washington để đạt được một thỏa thuận thương mại.

  1. Sức mạnh người tiêu dùng: làm cách nào thu nhập của người Trung Quốc liên quan tới tăng trưởng GDP?

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc  sẽ giảm xuống còn 6,3% trong năm 2019, với mức tăng trưởng năm 2020 dự báo còn thấp hơn, theo Economist Intelligence Unit. Điều này khá phổ biến khi nền kinh tế phát triển hơn, nhưng diễn biến này tác động ra sao với tăng trưởng thu nhập? Tăng trưởng lương vượt tăng trưởng GDP trong những năm gần đây và đây là động lực cho doanh thu bán lẻ và thủy sản. Lương tại Trung Quốc tăng gấp đôi từ 2011 – 2018, thúc đẩy nhu cầu đối với thủy sản nhập khẩu và đưa Trung Quốc trở thành nguồn khách du lịch hàng đầu thế giới. Và những khách du lịch này đang chi tiêu ngày càng nhiều khi lương công nhân trung bình tại Trung Quốc cao gấp 4 lần tại Ấn Độ. Ngoài ra, dân số ở độ tuổi lao động của Trung Quốc ổn định từ năm 2016 do dân số già đi nên hỗ trợ tăng trưởng lương.

  1. Trung Quốc mở mang ảnh hưởng

Các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc trên toàn cầu ngày càng nhiều, đang tạo ra các mối liên kết trong ngành nông nghiệp và thủy sản cho các nhà đầu tư Trung Quốc. Sáng kiến Một vành đai, Một con đường của Trung Quốc đặt ra khung pháp lý cho xây dựng cảng, các nhà máy điện, đường sắt và đường bộ trên khắp châu Á và châu Phi cho các doanh nghiệp xây dựng trung Quốc, rất nhiều trong số họ là doanh nghiệp nhà nước và được chống lưng bởi các ngân hàng Trung Quốc.

Sức lan tỏa này tạo ra dấu ấn lớn, kéo dài và mang đến nhiều cơ hội cho các nhà sản xuất, giao dịch và bán lẻ thực phẩm Trung Quốc. Thực tế này đang diễn ra điển hình với sự hiện diện của Trung Quốc trên biển Arabian tại Pakistan, nơi Trung Quốc có hàng loạt các dự án bất động sản, và trên biển Ấn Độ dương tại Sri Lanka, nơi Trung Quốc đang tham gia sâu vào nhiều hoạt động, bao gồm vận hành 1 cảng lớn) cũng như các hoạt động xây dựng dọc bờ biển Tây Phi, nơi các công ty Trung Quốc tham gia vào một loạt các dự án cơ sở hạ tầng, bao gồm các cảng và khu vực chế biến thủy sản. Hồi đầu năm nay, nhà chức trách hàng đầu ngành thủy sản Trung Quốc xác nhận nước này tìm cách hợp tác nuôi trồng thủy sản ở nước ngoài hơn là tìm cách tăng lượng xuất khẩu thủy sản từ Trung Quốc.

  1. Nuôi trồng thủy sản trên biển: các chính sách hướng đến dịch chuyển nuôi trồng thủy sản ra xa bờ của Trung Quốc

Tín hiệu mới nhất cho xu hướng này là việc đóng cửa toàn bộ các hoạt động khai thác thủy sản tại Lake Tai trong vòng 6 tháng, bắt đầu từ tháng 3/2019. Một lệnh cấm tương tự cũng có hiệu lực trên sông Dương Tử. Nhưng dữ liệu Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho thấy 70% các hồ nuôi trong khu vực nuôi trồng thủy sản nước ngọt năm 2015 là các cơ sở có công nghệ thấp. Rõ ràng, để thay đổi tình trạng này cần một lượng vốn đầu tư lớn và khó dự báo cách ngành này – vốn có cấu trúc bị chi phối bởi các nhà sản xuất quy mô nhỏ - có đủ nguồn tài chính để đầu tư hoặc có thể rời bỏ ngành này. Trong khi vẫn chưa rõ tác động môi trường của các chính sách mới này nhưng Trung Quốc cũng công bố nhiều kế hoạch nuôi trồng thủy sản trên biển trong năm 2019.

Để nhận định sơ bộ cách xu hướng này tác động lên nền kinh tế Trung Quốc, nhìn vào các con số về khu vực sản xuất thủy sản lớn là Rongcheng, nơi nuôi trồng thủy sản chỉ tăng 0,6% về lượng và 1,3% về giá trị trong khi tổng sản lượng thủy sản tăng 6,7% nhờ các hoạt động nuôi trồng thủy sản xa bờ. Tổng số 288 tàu xa bờ đang mang về 75% trong tổng số 300.000 tân thủy sản khai thác quay trở lại Rongcheng, trong khi 600.000 khách du lịch đã trả tiền cho các bữa ăn thủy sản tại 16 khu câu cá nghỉ dưỡng và 14 khu vực cấp tỉnh.

  1. Trung Quốc sẽ đi xa đến đâu trong thực thi chính sách thủy sản quốc tế chính thức?

Khi hoạt động giám sát từ xa việc khai thác thủy sản phi pháp, không được báo cáo và không có quy định (IUU) có vẻ ngày càng khả thi – theo khẳng định từ tiến triển của Global Fishing Watch về vấn đề này – rất đáng để theo dõi cách Trung Quốc phản ứng trước vấn đề này.

Nhằm “đảm bảo sự phát triển có trật tự của đội tàu khai thác cá ngừ xa bờ Trung Quốc”, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã ban hành “Khuyến nghị về tiến trình tuân thủ nghiêm ngặt các thỏa thuận cá ngừ toàn cầu” (“Advice on Progressing Strict Adherence to Global Tuna Agreements.”). Thông tư này từ chính phủ Trung Quốc gửi đến các doanh nghiệp khai thác thủy sản đang hoạt động tại các vùng nước quốc tế về cá ngừ, đồng thời cảnh báo các doanh nghiệp vẫn chưa đăng ký với các cơ quan chức trách (theo yêu cầu đối với tất cả các doanh nghiệp khai thác thủy sản xa bờ) ngay lập tức tạm ngừng hoạt động hoặc sẽ bị phạt. Khá thú vị khi quan sát các biểu đồ và màn hình từ Global Fishing Watch được bật trên các website của chính phủ Trung Quốc. Liệu điều này có nghĩa là Trung Quốc đang nhìn thấy điểm tác động lên giám sát thủy sản toàn cầu được công khai nhờ vào các phương pháp mới trong thu thập và phân tích dữ liệu?

  1. Người sản xuất, tiêu dùng Trung Quốc nỗ lực kiểm soát thương mại cá tra

Chỉ một sự suy giảm nhu cầu tại Trung Quốc có thể gây thiệt hại cho một loạt các nền kinh tế Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, tương tự như vậy, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc tạo ra bất ổn cho các nhà sản xuất cá rô phi. Những ai không đủ nhạy bén để tìm các thị trường khác thì đang trông vào cá tra hoặc đang giảm rủi ro bằng cách chuyển đổi một nửa diện tích nuôi sang loại cá này, theo chủ tịch Chen Dan của Guangdong Evergreen. Công ty này là một nhà sản xuất tôm, cá rô phi và TACN lớn tại Trung Quốc, và ông Dan cho rằng nhu cầu tại Trung Quốc chỉ tăng, đặc biệt kể từ khi ngành này thay đổi đầu vào TACN để làm trắng thịt cá tra sản xuất nội địa (thịt cá tra vàng là một điểm bất lợi trong mắt người tiêu dùng). Nhưng điều này có thể làm dấy lên một cuộc chiến về giá với các nhà sản xuất Việt Nam – những người sẵn sàng giảm giá để chiếm lĩnh thị phần. Trung Quốc vốn đã có chi phí sản xuất đắt đỏ khi chi phí lao động tại tỉnh Quảng Đông, một khu vực nuôi trồng và chế biến thủy sản chính, gần như gấp đôi so với trung bình tại Việt Nam. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp Trung Quốc đang sản xuất tại các nước Đông Nam Á khác, như trường hợp gần đây là Hua Du Ocean tại Thâm Quyến đang hợp tác với quân đội Lào để sản xuất 20.000 tấn cá tra hàng năm, hoặc các nước khác như Indonesia, Lào và Campuchia sẽ tăng sản xuất cá tra để tận dụng cơ hội thương mại cá tra. Điều này có thể dẫn tới một cuộc chiến về giá mà người tiêu dùng Trung Quốc hưởng lợi và ngành cá tra Việt Nam thiệt hại.

  1. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cam đoan về các đột phá về nghiên cứu gene sẽ giúp Trung Quốc đạt mục tiêu tự cung tự cấp nguồn giống, chống dịch bệnh

Một trong những viện khoa học hàng đầu Trung Quốc thông báo về bước đột phá trong năm 2018 về xác định trình tự gene tôm thẻ chân trắng, qua đó giúp Trung Quốc giảm phụ thuộc vào nguồn tôm giống nhập khẩu, đồng thời chống lại các dịch bệnh mà những người nuôi tôm nội địa phải đối mặt. Dịch đốm trắng gây ra thiệt hại nặng nề cho người sản xuất tôm tại Trung Quốc và tiến bộ về các giải pháp gene sẽ rất hữu ích.

Các nhà nghiên cứu Xiang Jian Hai và Li Fu Hua tại Viện Nghiên cứu Đại dương của Học viện Khoa học Trung Quốc đã dành 10 năm để vẽ bản đồ gene của tôm thẻ chân trắng, loại thủy sản mà Trung Quốc chiếm 25% nguồn cung toàn cầu. Nghiên cứu của họ được công bố trên ấn phẩm “Nature” tại Trung Quốc. Nước này đã chật vật giải quyết các vấn đề chất lượng và dịch bênh, đồng tời tiêu dùng nội địa tăng khiến nước này ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu tôm để thỏa mãn nhu cầu đang tăng.

Bản đồ gene trở thành một ưu tiên trong các nỗ lực lớn mà chính phủ chỉ đạo về khoa học, mà nổi bật nhất gần đây là việc một thiết bị không gian hạ cánh thành công ở phía mặt tối của mặt trăng. Học viện Khoa học Trung Quốc là một phần trong hệ thống mà chính phủ chỉ định và tạo dựng các mạng lưới viện nghiên cứu cao cấp, nhận ngna sách chính phủ để nghiên cứu các vấn đề ưu tiên quốc gia.

  1. Nga và Trung Quốc trở thành đối thủ?

Truyền thông Trung Quốc (cơ quan đưa tin Xinhua là một trong những nhóm phóng viên đưa tin tiếng Nga lớn nhất ngoài Nga) chỉ ra rằng gần đây Nga đang xây dựng 10 nhà máy trên tàu mới để chế biến thủy sản cũng như 18 nhà máy chế biến thủy sản mới trên đất liền. Nga muốn khai thác và phile trên các nhà máy trên tàu khoảng 225.000 tấn cá thịt trắng phile đến năm 2025 mà Brazil là thị trường mục tiêu. Brazil, một nước dang phát triển với dân số lớn, có nhu cầu cao đối với các loại protein giá thấp, từ lâu là khách hàng chính của cá rô phi Trung Quốc. Rõ ràng sẽ là một thách thức cho các nhà chế biến Trung Quốc nếu Nga (nhà cung cấp thủy sản nguyên liệu hàng đầu của Trung Quốc cho chế biến và xuất khẩu), nghiêm túc về việc tiến tới thị trường Brazil. Nhưng kế hoạch của Nga có vẻ đang đi theo hướng trở thành một nhà cung cấp lớn các nông sản tới Trung Quốc – phần lớn từ khu vực Viễn Đông nước này, có biên giới với Trung Quốc. Sẽ rất thú vị khi quan sát nếu Nga xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết – Trung Quốc từng quan tâm tới vấn đề này nhưng Nga từ lâu lo ngại các tuyến đường sắt và đường bộ mới kết nối Trung Quốc với Siberia rồi thâm nhập sâu vào chính nền kinh tế Nga. Rõ ràng Nga là nhà cung cấp các sản phẩm cao cấp như cua hoàng đến cho thị trường nội địa Trung Quốc, chắc chắn sẽ muốn đặt ra điều kiện đối với Trung Quốc. Trung Quốc đã xuất khẩu 60.000 tấn thủy sản sang Brazil trong năm 2013 nhưng kể từ đó liên tục giảm do các vấn đề chất lượng.

  1. Các cú shock nguồn cung nuôi trồng thủy sản do cải tro và đóng cửa?

Giá nhiều loại thủy sản phổ biến như cá chép và cua được duy trì ở mức thấp tại Trung Quốc bởi nguồn cung cực kỳ dồi dào từ nông dân không có đăng ký hoạt động, chủ yếu được quản lý trực tiếp bởi các nhà chức trách địa phương vốn tự che mắt các quy định môi trường. Nay các quy định này đang được thực thi quyết liệt khi Trung Quốc cố gắng giải quyết vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng. Nhưng diễn biến này có thể tạo nên một bước tiến tích cực khi nảy sinh hiệu ứng lên các nhà sản xuất nuôi trồng thủy sản và ép buộc đi đến một cuộc hợp nhất lớn trong ngành này. Ngoài ra, động thái này sẽ khuyến khích đầu tư vào sản xuất sạch hơn, nếu đóng cửa và dọn dẹp là bắt buộc trong một quan điểm không thay đổi.

Một câu chuyện cảnh báo về việc phá dỡ tại Quảng Đông là một nông dân nuôi lợn và cá có tên Fan Chongyi được chính quyền địa phương hỗ trợ trong ký kết hợp đồng năm 2008, đồng thời nhận được một khoản vay từ WB để xây trang trại mẫu cho xử lý bùn than. Bất chấp các cơ quan môi trường quyền lực hơn ở gần thành phố, Thanh Viễn năm 2017 bắt đầu thắt chặt các dự án nuôi con giống và trang trại của ông Fan – xây dựng trên đàm lầy – bị buộc đóng cửa. Hiện ông vẫn đang kháng án tại tòa.

Có vẻ như trang trại của ông Fan sẽ được thay thế bằng một trang trại cực lớn sử dụng năng lượng mặt trở ở gần dây. Nhưng trường hợp của ông Fam sẽ kéo theo việc tăng sản xuất hoặc đầu tư vào cơ sở hạ tầng/thực hành nuôi tốt hơn. Ai sẽ đầu tư vào các kiểu nhà xưởng để nuôi trồng thủy sản nước ngọt tại Trung Quốc theo hướng bền vững hơn – thay vì những doanh nghiệp lớn?

Theo Seafood Source
Admin

Các trang trại chăn nuôi không muốn trữ phát thải nhà kính

Bài trước

Việt Nam chi 1,24 tỷ USD cho nhập khẩu thịt, phát hiện vi khuẩn salmonella trong một số lô hàng

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt