Thịt

Tin vắn ngành thủy sản ngày 19/2

Indonesia yêu cầu Nhật Bản cho phép nhập khẩu phi thuế các sản phẩm thủy sản. Myanmar triển khai dự án xuất khẩu cá da trơn. Minh Phú đặt mục tiêu giành 25% thị phần trên thị trường thế giới. CPF mở rộng hoạt động kinh doanh tôm tại Mỹ. Campuchia thúc đẩy hoạt động nuôi trồng thủy sản thông qua dự án do Mỹ tài trợ. Ấn Độ có thể mất vị thế số 1 trong xuất khẩu tôm sang Mỹ. Indonesia đặt mục tiêu sản xuất 1 triệu tấn tôm.

Indonesia yêu cầu Nhật Bản cho phép nhập khẩu phi thuế các sản phẩm thủy sản

Bộ Thủy sản và Nghề cá Indonesia vừa kêu gọi chính phủ Nhật Bản dỡ bỏ các chính sách thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm thủy sản Indonesia. Bộ trưởng Susi Pudjiastuti đã đưa ra đề xuất này trong cuộc gặp với các doanh nhân Nhật tại Jakarta gần đây. Bà cho biết các sản phẩm thủy sản Indonesia đang đối mặt với thuế nhập khẩu 7%, mặc dù Nhật Bản không áp thuế lên các sản phẩm thủy sản Việt Nam hay Thái Lan. Bà Pudjiastuti tin rằng việc dỡ bỏ thuế đối với các sản phẩm thủy sản Indonesia sẽ giúp cải thiện môi trường kinh doanh của ngành thủy sản tại cả Nhật Bản và Indonesia và cũng mở ra những cơ hội đầu tư cho các công ty Nhật Bản tại Indonesia.

Myanmar triển khai dự án xuất khẩu cá da trơn

Liên hiệp Thủy sản Myanmar (MFF) thông qua Global Earth Public Co Ltd, đang hoàn thiện dự án tại khu vực Ayeyawady, để sản xuất cá da trơn cho xuất khẩu. Dự án bao gồm các trang trại nuôi cá, các nhà máy TACN, nhà máy chế biến và kho lạnh. Dự án đã bắt đầu nuôi 6 triệu cá giống và hiện đang chuẩn bị 404ha để nuôi cá thành phẩm. Tất cả cá sản xuất trong dự án nhằm mục tiêu xuất khẩu. Sản xuất cá da trơn dự báo sẽ bắt đầu từ cuối năm nay. Thị trường chính cho cá da trơn Myanmar là Trung Quốc.

Minh Phú đặt mục tiêu giành 25% thị phần trên thị trường thế giới

Vua tôm Việt Nam – Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) vừa xác nhận sẽ phát hành 75,72 triệu cổ phiếu thông qua phát hành riêng lẻ. “Chúng tôi đang tìm cách giành được 25% thị phần tôm toàn cầu. Để đạt mục tiêu này, công ty phải có nền tảng tài chính vững mạnh và với hoạt động phát hành cổ phiếu này, chúng tôi kỳ vọng có được các đối tác tốt”, ông Lê Văn Quang, chủ tịch Minh Phú cho hay. Một trong số các đối tác này là tập đoàn Nhật Bản Mitsui, vừa tiết lộ trong cuộc găp với thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào MPC. Sự hợp tác giữa Mitsui và Minh Phú được kỳ vọng sẽ đẩy giá trị xuất khẩu tôm của Minh Phú từ mức 700 triệu USD hàng năm hiện nay lên 1 tỷ USD.

CPF mở rộng hoạt động kinh doanh tôm tại Mỹ

Charoen Pokphand Foods của Thái Lan đang tích cực mở rộng hoạt động kinh doanh tôm tại Mỹ thông qua mở Homegrown Shrimp (USA) LLC, một công ty con niêm yết của CPF với vốn đầu tư đăng ký trị giá 6,6 triệu USD. Một báo cáo đầu tư mới nhất của công ty trong ngành kinh doanh nông nghiệp đã được nộp lên Ủy ban Chứng khoán Thái Lan. Giá cổ phiếu của CPF hiện ở mức 0,86 USD/cổ phiếu.

Campuchia thúc đẩy hoạt động nuôi trồng thủy sản thông qua dự án do Mỹ tài trợ

Campuchia vừa nhận được khoản tài trợ trị giá 17,1 triệu USD từ Bộ Nông nghiệp Mỹ thông qua dự án Thương mại hóa Nuôi trồng thủy sản thông qua Thương mại bền vững. Dự này tiến hành trong thời gian 5 năm đến năm 2023 nhằm thúc đẩy tăng trưởng của ngành nuôi trồng thủy sản Campuchia. Nước này sẽ chuyên sử dụng đậu tương làm nguyên liệu TACN, theo ông Michael E Newbill, từ Đại sứ quán Mỹ tại Campuchia. Bằng cách hình thành các chuỗi giá trị, dự án sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các tác nhân trong ngành và giảm áp lực lên khai thác thủy sản tự nhiên.

Ấn Độ có thể mất vị thế số 1 trong xuất khẩu tôm sang Mỹ

Ấn Độ có thể mất đi vị thế nhà cung cấp tốm số 1 cho thị trường Mỹ với việc Mỹ mở rộng Chương trình giám sát nhập khẩu thủy sản (SIMP) trong năm 2019. Chương trình SIMO kêu gọi năng lực truy xuất nguồn gốc toàn diện của tất cả các sản phẩm nhập khẩu cho tới nơi sản xuất nguyên liệu. Ấn Độ phải giải quyết vấn đề truy xuất tới hàng chục ngàn nông dân sản xuất nhỏ và các nhà xuất khẩu, nên rất khó để đáp ứng các yêu cầu của SIMP. Khoảng 2% tôm nhập khẩu vào Mỹ đến từ Ấn Độ, với tăng trưởng 18% trong năm 2018 so với năm 2017. Tăng trưởng này đến từ việc các nhà xuất khẩu cố gắng đẩy mạnh bán hàng trước khi chương trình SIMP có hiệu lực trong năm 2019.

Indonesia đặt mục tiêu sản xuất 1 triệu tấn tôm

Tôm sẽ là hàng hóa thủy sản nuôi trồng chủ lực mà Bộ Thủy sản và Nghề cá của Indonesia nhắm tới. Lãnh đạo ngành nuôi trồng thủy sản Slamet Soebjakto cho biết năm 2019, Indonesia đặt mục tiêu sản xuất 1,098 triệu tấn. “tôm là một hàng hóa xuất khẩu quan trọng và nhu cầu thế giới vẫn đang ở mức cao”, ông nhận định. Trong một diễn biến khác, Bộ này cũng đang mở ra các khu vực nuôi tôm mới tại  East Kalimantan, North Kalimantan, Aceh và South Sulawesi. “Cho tới nay, nhiều nông dân vẫn tập trung nuôi tôm tại Java. Chúng tôi khuyến khích họ mở rộng sang các khu vực ngoài Java, nơi có chất lượng nước tốt”, ông Mr Soebjakto cho hay. Bộ Thủy sản và Nghề cá Indonesia đặt mục tiêu sản xuất nuôi trồng thủy sản (khôn bao gồm tảo biển) đạt 8,36 triệu tấn trong năm 2019.

Theo Asian Agribiz
Admin

Tập đoàn Mitsui (Nhật Bản) đầu tư 360 triệu USD vào công ty sản xuất tôm lớn nhất thế giới tại Ecuador

Bài trước

Mitsui đồng ý thỏa thuận 150 triệu USD cho 35% cổ phần của Minh Phú

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt