Xu hướng và dự báo

Giá cao su khó hồi phục trong năm 2019 do các yếu tố cơ bản cung – cầu bất lợi

Các xu hướng tại những nền kinh tế mới nổi, đồng USD mạnh lên và triển vọng giá dầu đang gây sức ép tiêu cực lên giá cao su. Tiêu dùng cao su tự nhiên thế giới năm 2019 có thể giảm tăng trưởng do tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại, nỗi lo về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc và các vấn đề địa chính trị.

Tiêu dùng cao su tự nhiên thế giới dự báo giảm tăng trưởng với tốc độ 4,2% xuống còn 14,59 triệu tấn trong năm 2019 so với tốc độ tăng trưởng 5,2% theo ước tính sơ bộ năm 2018, , Jom Jacob, kinh tế gia trưởng tại Association of Natural Rubber Producing Countries (ANRPC) ở Kuala Lumpur, Malaysia, phát biểu trong chuyến thăm gần đây tới Kottayam.

Tiêu dùng cao su tự nhiên chậm lại

Tiêu dùng cao su tự nhiên tại Trung Quốc, chiếm 40% tổng tiêu dùng cao su tự nhiên thế giới, dự báo chỉ tăng trưởng 3,2% trong năm 2019 lên 5,85 triệu tấn, so với mức tăng trưởng ước tính sơ bộ 5,3% trong năm 2018 và 7,5% trong năm 2017.

Tại Ấn Độ, tiêu dùng cao su tự nhiên có thể tăng trưởng chậm lại, còn 4% trong năm 2019. Theo ước tính sơ bộ, năm 2018, tiêu dùng cao su tự nhiên của Ấn Độ tăng 12,6% so với năm 2017 lên 1,218 triệu tấn, ohần lớn do nhu cầu cao từ ngành sản xuất lốp xe cao su thương mại hạng nặng. Ấn Độ chiếm khoảng 9% tổng tiêu dùng cao su tự nhiên thế giới năm 2018.

Sản lượng cao su tự nhiên thế giới có thể tăng

Sản lượng cao su tự nhiên thế giới có thể tăng trưởng cao hơn, đạt 6,6% lên 14,844 triệu tấn trong năm 2019, so với mức tăng trưởng 4,3% theo ước tính sơ bộ năm 2018. Trong khi năng suất trên ha hàng năm trung bình dự báo duy trì đi ngang do giá cao su không thuận lợi và thời tiết bất lợi, diện tích trồng cao su đến giai đoạn thu hoạch tăng nhanh ở mức độ khác nhau ở các nước là nguyên nhân chính dẫn đến sản lượng cao su tự nhiên thế giới dự báo tăng.

Được khích lệ bởi giá cao su cao kỷ lục trong giai đoạn 2010 – 2012, nông dân đã mở rộng mạnh diện tích trồng cao su 7 năm trước. Một phần trong diện tích mở rộng này dự kiến sẽ bắt đầu cho mủ trong năm 2019. Mở rộng diện tích trồng cao su diễn ra mạnh tại Thái Lan – nơi dự báo có diện tích cao su cho khai thác tăng thêm 200.000ha trong năm 2019.

Diện tích cao su cho khai thác cũng tăng mạnh tại các nước Bờ Biển Ngà, Myanmar, Campuchia, Lào và Brazil; diện tích cho khai thác tăng nhẹ chỉ diễn ra ở Indonesia, Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ. Diện tích cao su cho khai thác tại Ấn Độ dự báo tăng thêm 26.000ha trong năm 2019.

Sản lượng cao su tự nhiên tại Thái Lan ước tính tăng 6,6% trong năm 2019 lên 5,135 triệu tấn, so với mức tăng 8,8% theo ước tính sơ bộ năm 2018. Sản lượng cao su Thái Lan chiếm khoảng 35% tổng sản lượng cao su thế giới. Sản lượng cao su tự nhiên của Ấn Độ giảm 9,5% xuống còn 645.000 tấn trong năm 2018 do lụt lớn tại Kerala, bang sản xuất cao su chính của Ấn Độ, trong tháng 8/2018, sau đó là bệnh rụng lá lan rộng và chất lượng đất suy thoái nghiêm trọng. Hơn nữa, các cây cao su trưởng thành có diện tích khoảng 190.000 tấn, đã không được khai thác trong năm 2018 do giá cao su thấp. Giả định điều kiện thời tiết bình thường, sản lượng cao su Ấn Độ dự báo sẽ phục hồi và tăng khoảng 10% trong năm 2019.

Mặc dù sản lượng cao su thế giới (14,844 triệu tấn) và tiêu dùng cao su thế giới (14,59 triệu tấn) khá ngang nhau nhưng các yếu tố cơ bản thị trường khác có thể sẽ duy trì tình trạng bất lợi trong suốt năm 2019. Nhận định này có tính đến thực tế là sản lượng cao su thế giới có thể tăng mạnh trong trường hợp giá cao su trở nên hấp dẫn hơn.

Ví dụ, trong trường hợp giá cao su tự nhiên bật tăng trở lại, sản lượng cao su tự nhiên từ Thái Lan năm 2019 có thể tăng 14%, cao hơn nhiều so với dự báo trên. Tương tự, sản lượng cao su Malaysia có thể tăng 53% và sản lượng cao su tự nhiên Ấn Độ có thể tăng thêm 65% nếu giá cao su phục hồi mạnh. Bất cứ diễn biến phục hồi mạnh về giá cao su nào cũng có thể châm ngòi cho nguồn cung cao su tăng mạnh trên thị trường và qua đó kìm hãm bất cứ diễn biến tăng giá nào. Tâm lý thị trường cao su năm 2019 có thể tiếp tục tiêu cực do yếu tố “tiềm năng sản xuất”.

Giá dầu và giá cao su tự nhiên

Thị trường cao su tự nhiên chịu ảnh hưởng của hàng lọt yếu tố ngoài ngành cao su. Giống như các hàng hóa chính khác từ châu Á, thị trường cao su tự nhiên có mối quan hệ ngược chiều với đồng USD. Đồng USD mạnh lên thường kéo theo áp lực giảm giá cao su tự nhiên. Do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có kế hoạch 2 lần tăng lãi suất trong năm 2019, đồng USD có thể sẽ tiếp tục mạnh lên trong năm nay. Điều này cho thấy khả năng diễn biến tỷ giá vẫn bất lợi cho giá cao su tự nhiên.

Triển vọng kinh tế thế giới và các dự báo về diễn biến giá dầu thô cũng không thuận lợi cho sự phục hồi giá cao su tự nhiên trong năm 2019. Theo Triển vọng Năng lượng công bố ngày 11/12/2018 từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, giá dầu thô Brent dự báo đạt trung bình 61 USD/thùng trong năm 2019, thấp hơn nhiều so với ước tính sơ bộ trung bình 71,4 USD/thùng trong năm 2018. Thị trường cao su tự nhiên thường theo sát các xu hướng giá dầu thô với rất ít ngoại lệ.

Tóm lại, các xu hướng kinh tế tại các thị trường mới nổi, các yếu tố cung – cầu, diễn biến tỷ giá và triển vọng giá dầu thô đều cho thấy khả năng phục hồi giá cao su tự nhiên trong năm 2019 là thấp.

Theo The Hindu Business Line
Admin

Sản lượng cao su Ấn Độ dự báo tăng 10% trong năm 2019

Bài trước

Sản lượng cao su Ấn Độ giảm gần 15% do lũ lụt tại Kerala

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc