Cao su

Nông nghiệp Việt Nam và câu chuyện sản xuất vượt quy hoạch - dư cung - giá nông sản

Miền Nam Việt Nam có điều kiện thời tiết thuận lợi để trồng nhiều loại cây công nghiệp như cao su, dừa và hồ tiêu, tất cả đều mang lại lợi nhuận cao nhưng các thách thức vẫn dai dẳng như năng suất cây trông giảm, tình trạng dư cung và mở rộng ngoài quy hoạch.

Diện tích cao su và diện tích hồ tiêu tại khu vực này tăng mạnh trong vài năm qua, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho phát triển nông nghiệp. Vùng Đông Nam Bộ có 543.373ha đất trồng cao su, so với 153.372ha theo kế hoạch tổng thể, chiếm hơn 63% tổng diện tích cao su và gần 74% tổng sản lượng mủ cao su của Việt Nam, theo Bộ NNPTNT. Khu vực này cũng có 47.985 diện tích hồ tiêu, chiếm 33,7% tổng diện tích hồ tiêu và chiếm 71,2% tổng sản lượng hạt tiêu của Việt Nam.

Ông Phạm Thái Hòa, một nông dân tại xã Tiến Hưng, Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, cho biết ông trồng hơn 1.000 cây cao su trong năm 2005, khi mủ cao su có giá trên thị trường. Nhưng sau khi cây cao su của ông bắt đầu cho thu hoạch, giá mủ cao su giảm mạnh và hiện vẫn duy trì ở mức thấp.

Ngoài vấn đề giảm giảm, nông dân không có đủ điều kiện tài chính để sản xuất đúng cách. Trước đây, nông dân dùng đến nửa tấn phân bón cho mỗi ha đất, nhưng hiện lượng phân bón sử dụng chỉ bằng một nửa lượng này, làm giảm chất lượng mủ cao su. Nông dân trồng cao su hiện có lợi nhuận trung bình hàng năm 30 – 35 triệu đồng/ha, theo ông Hòa tính toán. Tại tỉnh Đồng Nai, mủ cao su bán với giá 80.000 VNĐ/kg giai đoạn năm 2006 – 2007, khuyến khích nông dân mở rộng trồng cao su. Nhưng mở rộng quá mức gây ra tình trạng dư cung trong năm 2011 và 2012, đẩy giá mủ cao su giảm xuống 30.000 – 40.000 VNĐ/kg và thậm chí có thời điểm chỉ 5.000 VNĐ/kg, ông Hòa cho hay.

Ngoài cao su, diện tích hồ tiêu cũng mở rộng nhanh chóng trong những năm gần đây tại vùng Đông Nam Bộ. Giai đoạn 2010 -2013, giá hạt tiêu tăng từ 40.000 VNĐ lên 80.000 VNĐ và chạm mức cao kỷ lục 230.000 VNĐ vào năm 2014 – 2016. Giá cao khuyến khích nông dân mở rộng diện tích hồ tiêu. Nhưng diện tích trồng hồ tiêu theo kế hoạch phát triển của Đồng Nai đến năm 2020 chỉ lf 7.000ha. Diện tích hồ tiêu tại tỉnh Bình Phước đã đạt 17.178ha, cao hơn gần 60% so với 5 năm trước và cao hơn 3.000ha so với quy hoạch trồng hồ tiêu tại tỉnh này. Mở rộng diện tích hồ tiêu cũng dẫn đến vấn đề dư cung, đẩy gia shồ tiêu giảm xuống còn 55.000 VNĐ/kg. Giá hồ tiêu giảm buộc nhiều nông dân tại tỉh Bình Phước phải chặt bỏ các gốc hồ tiêu và thay thế bằng các cây trồng khác từ đầu năm 2017.

Cây điều, một thế mạnh của vùng Đông Nam Bộ, có diện tích đạt 183.082ha tại khu vực này, chiếm 60,6% tổng diện tích trồng điều cả nước và chiếm 71,24% tổng sản lượng điều. Nhưng phần lớn cây điều được trồng trên đất cằn cỗi tại các khu vực xa xôi, thiếu nước cũng như sự chăm sóc của nông dân. Đó là lý do vì sao năng suất điều của Việt Nam thấp, nhiều cây điều đã bị đốn hạ và thay bằng các cây trồng khác.

Gần đây, ông Bùi Khắc Ngân, một nông dân tại xã Phú An, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai đã chặt hạ toàn bộ cây điều trên diện tích 2ha ông có và thay thế bằng bưởi da xanh. Ông cho hay năng suất điều thấp do thời tiết thay đổi và giá thấp là nguyên nhân khiến ông bỏ toàn bộ diện tích trồng điều mà ông đã chăm sóc trong hơn 10 năm qua.

Giống như ông Ngân, nhiều nông dân khác tại xã Phú An đã thay thế cây điều bằng các cây trồng khác có lợi nhuận cao hơn. Nông dân huyện Tân Phú của Đồng Nai cho biết 1ha trồng điều mang lại doanh thu khoảng 70 – 80 triệu đồng mỗi năm nếu giá điều thô đạt 22.000 VNĐ/kg. Tuy nhiên, mức doanh thu này thấp hơn nhiều so với mức doanh thu khoảng 200 triệu đồng mỗi năm từ bưởi da xanh và sầu riêng. “Nhiều nông dân tại Phú An đã chuyển sang các cây trồng khác mang lại lơi nhuận cao hơn trồng điều”, theo ông Đỗ Thanh Huy, chủ tịch UBND xã Phú An thuộc huyện Tân Phú. Ông Huy cho biết diện tích trồng điều tại khu vực này đang giảm tới mức báo động. Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai, Huỳnh Thanh Vinh, cho biết diện tích trồng điều của tỉnh dã giảm từ 47.760ha năm 2012 xuống 37.447ha tính đến cuối năm 2017.

Các giải pháp

Theo Cục Chế biến Nông sản và Phát triển thị trường thuộc Bộ NNPTNT, Việt Nam hiện có 161 nhà máy chế biến mủ cao su, có thể chế biến hơn 1,2 triệu tấn mủ khô hàng năm. Việt Nam xuât khẩu cao su sang 78 nước, phần lớn dưới dạng nguyên liệu thô có giá thấp. Công nghệ sản xuất cao su của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và nông dân phải sử dụng các nguyên liệu đầu vào nhập khẩu từ các nước khác.

Để thúc đẩy sản xuất cao su, nông dân tại tỉnh Bình Phước đã thành lập một câu lạc bộ những người trồng cao su với hơn 40 thành viên từ tỉnh Bình Phước và các tỉnh lân cận. CLB này giúp các thành viên ứng dụng công nghiệ hiện đại vào sản xuất cao su, nhằm giảm chi phí sản xuất và tăng thu nhập. Các thành viên CLB được học cách phân tích đất và phân bón, giúp họ điều chỉnh lượng cây cao su. Khi các cây cao su gặp vấn đê, các thành viên có thể tham vấn lẫn nhau hoặc các nhà khoa học để tìm ra giải pháp.

Đối với hồ tiêu, Hiệp hội Hồ tiêu tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang hợp tác với các doanh nghiệp và nông dân trồng hồ tiêu để tiến hành dự án trồng hồ tiêu sạch tại các trang trại trải dài trên vài ngàn ha tại tỉnh này. Tại huyện Châu Đức, nhiều công ty đã ký hợp đồng với nông dân địa phương để trồng hồ tiêu sạch trên diện tíchhàng ngàn ha. Hạt tiêu sẽ đơcj chứng nhận bởi các tổ chức quốc tế như Sustainable Agriculture Network (SAN), Rainforest Alliance và GlobalGAP.

Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bình Phước, Lê Thị Ánh Tuyết cho biết Bình Phước đã phát triển một chuỗi các nhà cung cấp cho hạt tiêu bền vững. Tỉnh cũng đang làm việc với Nedspice Việt Nam trong một dự án để sản xuất hạt tiêu bền vững theo tiêu chí Rainforest Alliance. Nedspice sẽ mua toàn bộ hạt tiêu sản xuất từ nông dân. Được thành lập năm 2013, dự án này đã tổ chức 60 C:B với hơn 1.500 thành viên.

Theo VNS
Admin

Lũ lụt có thể cắt giảm sản lượng cao su của Thái Lan 7%

Bài trước

Xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Malaysia tăng trưởng ba chữ số

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cao su