Thạc sỹ, tiến sỹ Trung Quốc đang có làn sóng từ bỏ cuộc sống thành thị về làm nông để cải thiện nông nghiệp và sinh kế nông nghiệp.
Khi hàng ngàn con lợn chết nổi lềnh bềnh trên một nhánh sông của Hoàng Phố tại Thượng Hải vào đầu năm 2013 do những nông dân ở thượng nguồn đổ ra sông, mùi hôi thối làm dạ dày của Zheng Lixing quặn thắt. “Nếu bạn ở đó, bạn sẽ chẳng thể ăn uống gì trong vài ngày”. Xheng vốn quê ở tỉnh Thiểm Tây, miền tây bắc Trung Quốc, có bằng tiến sỹ về khoa học polymer từ Đại học Khoa học và Công nghệ Thiên Tân.
Trải nghiệmngày khiến anh lo ngại về tình trạng ngành nông nghiệp tại Trung Quốc, đất nước vốn trải qua hàng chục thế kỷ trước thời kỳ công nghiệp hóa, là một xã hội nông nghiệp. 3 năm sau, với 2 triệu NDT trong tay và một số nhà đầu tư, Zheng và 4 thạc sỹ khác cùng quê Thiểm Tây đã quay trở về quê nhà và mua 13ha đất nông nghiệp tại Liquan. Họ muốn cho nông dân địa phương thấy lợi ích của việc chuyển sang các biện pháp canh tác hữu cơ.
Chất lượng đất rất thấp, ông cho biết, và sẽ cần vài năm để phục hồi hoàn toàn. Nhiễm độc đất do sử dụng quá mức phân bón và thuốc BVTV cộng với công nghiệp và chất thải công nghiệp, là đe dọa lớn đối với an ninh lương thực của Trung Quốc. Trang trại của Zheng chỉ sử dụng phân bón hữu cơ, như phân gà và heo, và không sử dụng thuốc BVTV hóa học. Tuy nhiên, kết quả là năng suất sản xuất rất thấp và chẳng thu hút được sự chú ý của nông dân nào. “Chúng tôi sẽ không gục ngã ngay cả tới cuối năm nay”, anh cho biết thêm rằng láng giềng của anh có thể đổi ý khi họ thấy sản phẩm chất lượng tốt hơn có thể mang lại giá bán cao hơn.
Zheng là một trong số ngày càng tăng những cư dân thành thị có học tại Trung Quốc lựa chọn chia tay đời sống thành thị và trở về quê nhà. Hiện đại hóa nông nghiệp tại Trung Quốc nằm trong lịch trình của chính phủ. Tháng 3 vừa qua, chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng cần tăng khuyến khích những người tốt nghiệp đại học và kiều dân trở về các khu vực nông thông để hồi sinh nông thôn và thúc đẩy sáng tạo đổi mới. Động lực thúc đẩy nền kinh tế nông thôn bao gồm miễn thuế, tín dụng mềm và các chính sách hỗ trợ khác cho doanh nghiệp nông thôn.
Khoảng 60% dân số Trung Quốc đang sống ở các khu vực đô thị, tăng rất mạnh so với mức 26% hồi năm 1990. Tuy nhiên, mức này vẫn thấp hơn mức trung bình 75% tại các nước phát triển, và quá trình “đảo ngược đô thị hóa” đang nổi lên khi cơ sở hạ tầng cải thiện tại các khu vực xa xôi. Năm 2017, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc thông báo 7 triệu người đã quay trở về nông thôn từ các thành phố, mặc dù không cho biết khung thời gian diễn ra cuộc di cư trên. Trong đó, 60% lựa chọn làm việc trong ngành nông nghiệp.
Ma Yanwei, đã mua 11ha đất nông nghiệp tại Alashan của tỉnh Nội Mông vào năm 2015, cho biết chính phủ đang hỗ trợ nông dân địa phương các phương pháp bảo tòn nước tại khu vực khô cằn, vốn đang có nguy cơ bị sa mạc hóa. “Mặc dù Alashan đang gặp nguy cơ sa mạc hóa, không khí và đất ở tình trạng rất tốt. Nông dân sử dụng nước ngầm cho hoạt động thủy lựi. Nhưng họ lại trồng ngô – loại cây vốn tiêu tốn rất nhiều nước”, theo Ma, vốn tốt nghiệp từ from Beijing Normal University với bằng tiến sỹ sinh thái. “sau khi đào mương quanh một khoảnh đất, họ sử dụng đến cạn kiệt nước của khu vực này trước khi chuyển sang một khoảnh đất khác, lãng phí rất nhiều nước do bay hơi. Chỉ rễ cây mới cần hấp thụ nước”.
Chính quyền địa phương đang sử dụng các đường ống mà Ma sẽ dạy nông dân địa phương cách sử dụng. Với các lỗ trong các ruột ống cách nhau 20cm, chúng bao quanh gốc cây và sử dụng phương pháp nhỏ giọt từ lỗ để tưới cây. Phương pháp này chỉ tốn một nửa lượng nước. Một người dân địa phương tại Harbin ở đông bắc Trung Quốc cho biết công việc trước đây của ôg ở một tổ chức môi trường tại Bắc Kinh đã đưa đẩy ông đến Alashan năm 2004. “Vùng đất này thật đẹp và người dân rất thân thiện”.
Cũng đang giúp những người khác thích nghi với các kỹ thuật làm nông thân thiện môi trường là Yixi Kanzhuo, tốt nghiệp từ Đại học Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế của Bắc Kinh với bằng thạc sỹ MBA. Quê gốc ở Đại Liên và từng làm việc cho See Foundation, tổ chức NGO lớn nhất Trung Quốc chuyên về bảo vệ môi trường, trước khi chuyển đến Yushu tại tỉnh Thanh Hải, miền tây bắc Trung Quốc. “Tôi từng đến Thanh Hải thường xuyên do công việc. Tôi đã gặp một người dân bản địa có khoảng 1.300ha đất nằm ở độ cao 4.500m trên mực nước biển. Tôi đã chuyển đến Thanh Hải vào năm 2015 và kết hôn với anh ấy vào năm ngoái”. Giống như nhiều người bản địa Tibetan tại khu vực này, chồng cô đã từ bỏ đất đai của mình khi chính phủ triển khai chính sách vào khoảng năm 2005 để tập trung những người du canh du cư vào các khu định cư. “Đây là một khu vực hoang vắng. Khi tôi đến đây lần đầu tiên, giao thông rất bất tiện, không có đường cho ô tô hoặc đường trải nhựa. Nhưng từ khi một công việc quốc gia được xây dựng hồi năm ngoái, cơ sở hạ tầng cơ bản đang được xây dựng”.
Cặp đôi đang xây nhà trên mảnh đất nông nghiệp của họ, cách 300km so với đô thị gần nhất, do họ đang cố gắng hồi sinh phần lớn các đồng cỏ đã bị sa mạc hóa và giúp những người bị rơi vào cảnh nghèo sau khi tái định cư. “Họ vẫn chưa trở về trang trại của mình… Trước đây, họ có thể tự xây dựng một cuộc sống bền vững bằng cách chăn nuôi và may quần áo từ len”, Yixi cho biết. Kể từ sau khi định cư, họ đang sống trong các căn nhà do chính phủ xây dựng trong các khu định cư thiếu các dịch vụ cơ bản như các cơ sở y tế, chăm sóc người già, xử lý rác thải và dịch vụ nước sạch. Họ được hứa hẹn khoản trợ cấp tái định cư hàng năm nhưng một số gia đình cho biết họ không nhậnd được đầy đủ khoản trợ cấp được hứa hẹn. Người Tibetan thường có tỷ lệ sinh cao và các gia đình thường có từ 7 – 8 người, đang nhanh chóng giảm quy mô.
“Trước năm 1985, mỗi người du cư tại Yushu sở hữu hơn 100 con bò Tây Tạng. Họ từng chưa bao giờ phải lo lắng về tiền bạc bởi họ chỉ cần bán đi 1 con bò khi cần tiền. Trước khi tái định cư 1 thập kỷ trước, chồng tôi sống trong trang trại cho tới khi 15 tuổi và có một cuộc đời vô tư lự. Nhưng sau khi tái định cơ, mọi người bị cắt đứt khỏi cách sống truyền thống và không thể tìm được việc”, Yixi cho hay. Cô và chồng xây nhà sử dụng phương pháp truyền thống làm vôi vữa từ đất, gạo nếp và vôi sống để cho những người khác thấy họ có thể quay trở về đồng cỏ của mình và khôi phục một lối sống bền vững.
Cặp đôi đã tổ chức một HTX với 7 gia đình khác, sở hữu 300 đầu gia súc, nên “mọi người có thể chăn thả gia súc cả năm để giúp bảo tồn các đồng cỏ”. Trang trại của họ sẽ coi sóc những phong tục địa phương, tránh giết mổ gia súc hàng loạt, vốn là trái với phong tục Phật giáo Tây Tạng. “Phần lớn việc sản xuất ở đây phục vụ tiêu dùng địa phương bởi những người ngoài không hứng thú với thịt bò Tây Tạng, suyou (một món làm từ mỡ bò Tây Tạng và sữa cừu) và qula (phụ phẩm từ sản xuất suyou). Hoạt động sản xuất của họ bao gồm cả Armillaria luteo-virens, một loại nấm ăn được, mọc vào mùa mưa trên cao nguyên và bơ làm từ sữa bò Tây Tạng, mà du khách sẽ thích”, Yixi cho biết. “Cuộc phiêu lưu của chúng tôi không chỉ có nông nghiệp. Đó là cách con người có thể sống hài hòa với tự nhiên. Chúng tôi muốn xây dựng những căn nhà cho du khách, những người sẽ có thể cưỡi ngựa, suy ngẫm, tập yoga và sống một cuộc sống thanh bình nơi đồng quê. Chúng tôi có thể dạy cho người dân bản địa cách đối đãi với du khách và nấu các bữa ăn cho họ. Cảnh sắc ở đây rất đẹp bởi chúng tôi sống gần thượng nguồn sông Hoàng Hà. Một con đường dẫn tới trang trại của chúng tôi sẽ hoàn thành vào năm tới và chính phủ sẽ bắt đầu xây một sân bay nhỏ tại Yushu vào năm tới”.
Đối với một cư dân thành thị, cuộc sống tại vùng quê đòi hỏi một thời gian dài để thích nghi đối với Yixi. “Khi lần đầu tiên tới đây, phải đến 20 ngày tôi mới gội dầu”, cô nhớ lại. Bất chấp khó khăn, cô cho rằng cuộc sống mới của cô tốt hơn khi cô sống ở thành phố lớn. “Để kiếm 20.000 – 30.000 NDT (2.900 – 4.350 USD) mỗi tháng, mọi người phải đi tàu điện ngầm đông đúc mỗi ngày và dành mọi khoản lương để trang trải chi phí sống. Họ chỉ sống để làm việc, không còn gì tự trọng”, cô nói. “Tôi hy vọng lũ trẻ của mình sẽ sinh ra trong ngôi nhà này, sẽ lớn lên với thiên nhiên bao quanh và sống một đời hạnh phúc”.
Tại Thiểm Tây, Zheng nói rằng anh mơ ước có thể sản xuất nông sản chất lượng cao cho xuất khẩu như nông dân Nhật Bản và phương Tây. “Trung Quốc quá lớn để có thể bảo quản bất cứ loại trái cây nào. Chúng tôi không thể bán nho mà chúng tôi sản xuất dù chỉ có vài NDT mỗi chùm, trong khi nông dân Nhật Bản bán tới vài trăm tệ”, anh cho biết. “Có một câu chuyện thành công ở một nơi khác của Thiểm Tây, nơi người ta đã đầu tư 20 triệu NDT để dựng một vườn nho. Nho bán sang Hong Kong với giá hơn 200 NDT/kg”.
Theo South China Morning Post
Bình luận