Việt Nam chuyển dịch mạnh sang xuất khẩu gạo chất lượng cao
Theo báo cáo từ ông Trần Thanh Hải, cục phó Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương (MOIT), công bố gần đây trong một hội thảo đầu tháng 11, cho thấy những thay đổi lớn trong cấu trúc xuất khẩu gạo của Việt Nam. Ngày càng nhiều gạo chất lượng cao và gạo thơm được xuất khẩu; trong khi lượng gạo chất lượng thấp và trung bình giảm.
Xuất khẩu gạo trắng chất lượng thấp năm 2017 của Việt Nam chỉ chiếm 3,88% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi tỷ trọng gạo trắng chất lượng trung bình cũng chỉ ở mức 8,24%. Trong khi đó, xuất khẩu gạo thơm các loại chiếm 29,2%, gạo trắng chất lượng cao chiếm 24,3%, gạo nếp chiếm 23,5% và gạo japonica chiếm 4,4%.
Bộ NNPTNT đã yêu cầu các địa phương tăng cường sản xuất gạo chất lượng cao và gạo thơm trong vụ đông xuân 2017-18. Tuy nhiên, các nhà phân tích dự báo tỷ trọng xuất khẩu gạo trắng chất lượng thấp và trung bình trong năm 2018 có thể tăng mạnh do sự trở lại của các thị trường truyền thống – Indonesia và Philippines – vốn chủ yếu tiêu dùng gạo chất lượng trung bình.
Theo ông Hải, các doanh nghiệp Việt Nam đã ký các hợp đồng xuất khẩu 700.000 tấn gạo sang Indonesia từ đầu năm tới nay. Đối với thị trường Philippines, con số này lên đạt 130.000 tấn và Việt Nam có kế hoạch xuấtkhẩu 400.000 tấn gạo theo các hợp đồng chính phủ và thương mại với nước này trong thời giant ới. Tăng lượng xuất khẩu gạo chất lượng thấp trong các hợp đồng ký kết đang tạo nên cơn sốt đối với lúa IR50404, loại gạo chất lượng thấp và trung bình tại ĐBSCL.
Ông Phạm Quang Diệu, CEO của hãng phân tích thị trường Agromonitor, dẫn lời các chuyên gia cho rằng gạo là mặt hàng bị ảnh hưởng bởi chính trị và các thị trường nhập khẩu phức tạp. Cũng theo ông Diệu, khi Việt Nam cố gắng thoát khỏi phân khúc thị trường gạo chất lượng thấp và trung bình, tăng xuất khẩu gạo thơm, nhu cầu đối với gạo chất lượng thấp và trung bình bất ngờ tăng vọt trở lại khi Indonesia và Philippines quay lại thị trường. Nhu cầu tăng mạnh khiến giá gạo trắng tăng nhanh, trong khi giá gạo chất lượng cao như OM5451 lại giảm. “Tôi tin rằng diễn biến này đang đặt ra một câu hỏi khó cho các cơ quan quản lý và những người muốn tạo ra giá trị gia tăng cao hơn cho sản xuất gạo”.
Các chuyên gia nông nghiệp đã liên tục kêu gọi MARD và các cơ quan liên quan khuyến khích sản xuất gạo chất lượng cao, cho rằng xuất khẩu gạo chất lượng thấp không thể mang lại lợi nhuận cao cho nông dân. Viêt Nam vẫn không phải là một thương hiệu mạnh trên thị trường thế giới mặc dù luôn nằm trong top các nước xuất khẩu gạo lớn nhất. Giai đoạn 2010 – 2016, Việt Nam chiếm thị phần 15% tổng kim ngạch xuât khẩu gạo thế giới.
Theo Vietnamnet
Bình luận