Cơ quan thống kê Indonesia đang triển khai công nghệ mới như hình ảnh vệ tinh kết hợp với kiểm tra tại địa bàn trên ứng dụng di động để ước tính chính xác hơn sản xuất lúa gạo sau những công bố thông tin có mức độ sai khác lớn trong dữ liệu chính thức. Trước đó, các nhà chức trách nông nghiệp Indonesia thừa nhận đã liên tục thổi phồng dữ liệu sản xuất gạo để vẽ ra một bức tranh đẹp cho chính phủ hoặc để đạt các chính sách trợ cấp, thường dẫn đến tình cảnh buộc phải nhập khẩu để giải quyết các tình thế cấp bách khi tình trạng thiếu hụt trở nên rõ ràng. Nguồn cung loại lương thực thiết yếu rất nhạy cảm về chính trị và giá gạo tăng vọt trong lịch sử đã châm ngòi cho nhiều bạo động dân sự, trong khi nhập khẩu gạo thường bị nông dân chỉ trích và trái ngược với các mục tiêu tự cung tự cấp mà chính phủ nào cũng đề ra.

Theo phương pháp mới này, cơ quan thống kê Indonesia (BPS) tuần này đưa ra ước tính sản lượng gạo năm 2018 ở mức 56,5 triệu tấn, thấp hơn nhiều so với mức sản lượng 83 triệu tấn mà Bộ Nông nghiệp nước này ước tính hồi thngs 9 vừa qua. BPS đã ngừng công bố dữ liệu gạo từ năm 2016 và đang tích cực cải thiện tính tin cậy của các thống kê này. Lãnh đạo cơ quan này thửa nhận rằng trong những thập kỷ gần đây, nhiều người cảm thấy rằng dữ liệu lúa gạo “không chính xác”. “Hiện chúng tôi có thể đưa ra những dự báo chính xác hơn nên kế hoạch chính sách có thể tập trung và xác định mục tiêu tốt hơn”. Theo BPS, sản lượng gạo năm 2018 của Indonesia ước đạt 32,4 triệu tấn, so với mức 48,3 triệu tấn do Bộ Nông nghiệp nước này đưa ra trước đó.

Ông Suhariyanto cho biết dự báo chính xác hơn giúp các nhà chức trách không phải “tốn công sức” làm rối dữ liệu lúa gạo. Tháng 5 vừa qua, Indonesia đã yêu cầu nhập khẩu gạo thêm 500.000 tấn sau khi cơ quan hậu cần quốc gia Bulog báo cáo tồn kho đang giảm mạnh. Bulog đã nhập khẩu 1,8 triệu tấn gạo trong năm 2018 từ Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ.

Bất chấp sản lượng thấp hơn dự báo, chính phủ Indonesia vẫn chưa quyết định liệu có cần bổ sung hạn ngạch nhập khẩu gạo hay không, theo Bộ trưởng Kinh tế Darmin Nasution cho hay. Ông Nasution cho biết dự báo thặng dư 2,85 triệu tấn gạo trên thị trường nội địa trong năm 2018, dựa trên nhu cầu tiêu dùng gạo trên đầu người năm 2017 và dân số hiện tại, thấp hơn nhiều so với trước đây và tổng nhu cầu tiêu dùng gạo có theẻ hỉ đạt 20 triệu tấn.

Phương pháp thu thập dữ liệu mới nhất sẽ sử dụng hình ảnh vệ tinh và xác nhận tại thực địa để đánh giá các khu vực đang trồng lúa. CÁc nhà chức trách làm việc thực địa tiến hành quan sát hàng tháng để tăng tính minh bạch. Các nhà chức trách sẽ tới thực địa hơn 200.000 địa điểm trên khắp Indonesia và đưa dữ liệu vào ứng dụng di động phát trển trên nền tảng Android để đánh giá sinh trưởng của lúa.

Phương pháp tính toán mới của BPS cho thấy diện tích trồng lúa của Indonesia đã giảm xuóng chỉ còn 7,1 triệu ha trong năm 2018, so với 7,8 triệu ha theo khảo sát năm 2013.

Các phương pháp tương tự cũng được ứng dụng để đánh giá sản xuất ngô tại Indonesia trong năm 2019. Tổng thư ký Bộ Nông nghiệp Indonesia Syukur Iwantoro không cho biết vì sao dữ liệu bộ ông đưa ra lại quá khác biệt nhưng hoan nghênh cách tiếp cận mới để cải thiện tình hình dữ liệu.

Theo Reuters
Admin

Giá gạo trắng 5% tấm của Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất trong 19 tháng, sức cạnh tranh tăng

Bài trước

Thái Lan vượt Việt Nam về giá gạo xuất khẩu cao nhất thế giới

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc