Việt Nam có thể tạm ngừng nhập khẩu các lô hàng lúa mỳ bị lẫn cỏ kế đồng, đồng thời khuyến nghị các nhà nhập khẩu tìm kiếm các nguồn cung từ Kazakhstan, Úc và Argentina, theo truyền thông Việt Nam đưa tin. Nước nhập khẩu lúa mỳ Việt Nam, có các nhà cung cấp chính bao gồm Nga, Úc và Canada, đã nỗ lực giải quyết vấn đề lúa mỳ nhập khẩu có lẫn cỏ kế đồng từ tháng 5/2018 và đang tìm cách chấm dứt tình trạng này.

Từ 1/11, các lô hàng lẫn cỏ kế đồng sẽ buộc phải tái xuất, theo VTV đưa tin, cho biết thêm ngành nông nghiệp Việt Nam đang cân nhắc tạm ngừng nhập khẩu các lô hàng lúa mỳ có lẫn cỏ kế đồng mà không cung cấp thông tin cụ thể về khung thời gian áp dụng. “Tình trạng này đang ngày càng nghiêm trọng và rủi ro cao loại cỏ này có thể xâm nhập vào Việt Nam và gây ra những thiệt hại không thể đo đếm được”, VTV dẫn lời ông Hoàng Trung, lãnh đạo Cục Bảo vệ Thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp cho biết. Ông Trung cho biết nếu cỏ kế đồng lây lang tại Việt Nam, gia súc sẽ khong thể ăn cỏ và các nước khác sẽ lập tức tạo ra các hàng rào thương mại kỹ thuật hoặc cấm nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam.

Sản xuất nông nghiệp, bao gồm gạo, cà phê và thủy sản, là các động lực tăng trưởng chính của nông nghiệp Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam cũng phụ thuộc nặng nề vào thương mại. Trong 9 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu lúa mỳ của Việt Nam đạt 3,99 triệu tấn, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó 57% đến từ Nga và 22% đến từ Úc, theo dữ liệu hải quan cho thấy.

Ông Trung cho rằng các nhà nhập khẩu lúa mỳ tại Việt Nam có thể tăng nhập khẩu nguòn cung thay thế và không lẫn cỏ kế đồng từ các nước như Kazakhstan, Úc hoặc Argentina. Nga cho biết sẽ kiểm tra việc bốc ngũ cốc lên tàu tại các cảng do các khiếu nại từ các khách hàng chính về tiêu chuẩn hàng hóa bị suy giảm.

Theo Reuters
Admin

Argentina sẵn sàng lấp đầy khoảng trống nguồn cung lúa mỳ tại Việt Nam

Bài trước

Nga nối lại xuất khẩu lúa mỳ sang Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc