Các nhà hàng và các doanh nghiệp đang bị thu hút mạnh bởi văn hóa làm nông và thực phẩm phong phú của Lào, với việc triển khai một website nhằm bảo tồn những công thức nấu nướng và các thực hành nông nghiệp truyền thống trước khi chúng bị biến mất. Website này tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp Lào như mật ong rừng và tảo sông được ép thành tấm và phơi khô để làm đồ ăn vặt, theo ông Michael Victor, người điều hành Agro-Biodiversity Initiative, tổ chức tài trợ cho dự án này.
Được triển khai bởi Bộ Nông Lâm nghiệp Lào, Pha Khao Lao Agrobiodiversity Resource Platform đã được triển khai hồi tuần trước và cũng sẽ bao gồm những câu chuyện từ nông dân, cũng như thông tin về các kỹ thuật canh tác truyền thống. “Trang thông tin điện tử này là một nỗ lực nhằm tăng cường các hệ thống thực phẩm địa phương tại Lào, hiện đang bị phá vỡ nhanh chóng do sự nổi lên của ngành nông nghiệp được công nghiệp hóa, thương mại hóa và đô thị hóa”, ông Victor nhấn mạnh. “Mục tiêu của dự án là nhằm đảm bảo di sản tự nhiên giàu có của Lào được bảo tồn và sử dụng, và những tri thức ấy sẽ được sử dụng bởi những thế hệ tương lai theo một cách khác”, ông Victor phát biểu.
Dự án cũng nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp nông nghiệp và ẩm thực trong số những người trẻ tuổi và cung cấp một nguồn lực cho các sinh viên và các nhà nghiên cứu. Chính phủ hy vọng websites này sẽ giúp thúc đẩy các sản phẩm nông nghiệp giá trị cao, đặc sản, theo Manoluck Bounsihalath, lãnh đạo Bộ Nông Lâm nghiệp Lào cho hay. Ông Victor dẫn ra các nông sản như chè và cánh kiến trắng, được chiết xuất từ vỏ cây và được sử dụng trong các sản phẩm như nước hoa và nhang, cũng như làm gia vị thực phẩm. Ông cho biết hơn 200 cây và loài thực vật – bao gồm gạo – đã được đưa vào website. Lào có nhiều loại gạo hơn bất cứ nước nào khác trên thế giới, trừ Ấn Độ, ông Victor khẳng định.
Khoảng 80% trong tổng số 7 triệu người dân Lào là nông dân, ngoài lúa gạo còn trồng cà phê, cao su và sắn, theo các chuyên gia thực phẩm tại World Bank. Nhưng chỉ khoảng 12% đất nông nghiệp tại Lào được thủy lợi hóa, trong khi thiếu cơ sở hạ tầng phù hợp là một cản trở lớn cho sản xuất, chế biến và marketing, các chuyên gia World Bank cho hay. Phần lớn các hộ sản xuất nông nghiệp canh tác dưới 1ha – không đủ lớn để làm nông quy mô thương mại – với phần lớn nông dân sống ở ngưỡng cận nghèo.
Là một trong những nước nghèo nhất châu Á, Lào đang chật vật để cạnh tranh với các nước sản xuất hàng hóa láng giềng như Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc. Cung cấp các công thức nấu nướng sử dụng các sản phẩm địa phương, website này cũng hy vọng sẽ kết nối được nông dân với thương nhân hoặc người tiêu dùng. “Toàn bộ mục đích của hoạt động dự án là tạo ra những kết nối giữa những gì chúng ta ăn và nơi sản xuất ra chúng – khiến mọi người có ý thức hơn về tầm quan trọng của việc hiểu thực phẩm đến từ đâu”, ông Victor cho biết thêm.
Theo Reuters
Bình luận