Thịt

Thị trường thịt lợn khổng lồ của Trung Quốc gục ngã trước sự lây lan của dịch tả lợn

Đối với ông Fang – một thương lái lợn, việc phát hiện ra dịch tả lợn tại Trung Quốc hồi đầu tháng 8 đã đẩy hoạt động kinh doanh từng bùng nổ của ông trở nên đột ngột khó khăn.

Từ tỉnh đông bắc Liêu Ninh, ông Fang thường vận chuyển tới 600 con lợn/ngày tới tận Quảng Đông, 2.700km về phía nam. Nhưng sự bùng phát dịch tả lợn có mức độ lây lan cao khiến hoạt động vận chuyển lợn từ Liêu Ninh bị cấm triệt để. Ông Fang cho biết 30 nhân viên của ông đang được cho nghỉ và ông không biết đến khi nào hoạt động kinh doanh sẽ phục hồi. “Tôi đã kinh doanh lợn trong 16 năm và chưa từng thấy sự việc gì như thế này”.

Ngày 6/9, Trung Quốc thông báo đợt bùng phát dịch thứ 10 chỉ trong vòng hơn 1 tháng. CÁc nỗ lực kiểm soát tốc độ lây lan nhanh của dịch bệnh bằng cách cấm vận chuyển lợn sống ra vào các khu vực nhiễm bệnh đã khiến cho hoạt động kinh doanh hoàn toàn ngưng trệ, các trang trại thừa ứ lợn không xuất chuồng được trong khi các lò mổ lại thiếu lợn. Tình trạng này cũng đẩy giá thịt lợn tại thị trường miền nam đông dân do nhu cầu tăng trước kỳ nghỉ lễ dài vào tháng 10, làm tăng các dự báo nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc và gây trở ngại cho cú hích của chính phủ Trung Quốc nhằm thúc đẩy hoạt động chăn nuôi tại vành đai ngô đông bắc nước này.

Trung Quốc có khả năng tự cung tự cấp tốt đối với mặt hàng thịt lợn, nhưng chiến dịch lớn của chính phủ Trung Quốc nhằm giải quyết ô nhiễm nông nghiệp trong những năm gần đây buộc nhiều người chăn nuôi ở miền nam phải đóng cửa, trong khi những người chăn nuôi tại khu vực đông bắc mở rộng sản xuất để tận dụng lợi thế nguồn cung ngũ cốc và hỗ trợ từ phía chính phủ. Tuy nhiên, miền nam vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối về công suất giết mổ, trong khi người tiêu dùng Trung Quốc vẫn ưa chuộng thịt lợn giết mổ tươi. Các chuyên gia ước tính hơn 30.000 con lợn được vận chuyển từ bắc xuống nam hàng ngày trong điều kiện bình thường.

Thế lưỡng nan của ngành vận chuyển lợn

Các hạn chế vận chuyển do hàng loạt các đợt bùng phát dịch bệnh đang gây rất nhiều khó khăn cho lĩnh vực kinh doanh trị giá tới 1.000 tỷ USD hàng năm này. Tại một trang trại chăn nuôi thuộc thủ phủ tỉnh Liêu Ninh là Thẩm Dương, khoảng 8.000 con lợn con đang bị kẹt lại và không thể tới tay khách hàng ngoài thành phố, theo một công nhân cho hay. “Chúng tôi có hàng ngàn con lợn con đã quá lứa bán. Chúng tôi chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải tiếp tục nuôi thành lợn thương phẩm”.

Và trong kho tồn kho tại miền bắc tăng, các lò giết mổ tại miền nam lại chật vật lo đủ lợn để hoạt động. Một công nhân tại Zhouzhuang Slaughtering and Processing Co Ltd gần Vô Tích tại tỉnh miền đông Giang Tô chi biết chính phủ đã cấm lấy nguồn lợn từ bên ngoài thành phố. “Giang Tô không còn lợn để thịt. Trong 2 – 3 ngày, chúng tôi chẳng có con lợn nào để hoạt động”.

Tình hình này càng làm nới rộng chênh lệch giá thịt lợn giữa miền bắc và miền nam Trung Quốc lên tới gấp 3 lần mức bình thường, các thương nhân cho biết. Giá lợn sống trung bình tại Liêu Ninh giảm xuống còn 12,02 NDT/kg, tương đương 1,76 USD/kg hôm 4/9, không đủ để có lợi nhuận, theo một nông dân tại Thẩm Dương cho hay. Trong khi đó, tại tỉnh đông nam Chiết Giang, có đường biên sát với đại đô thị Thượng Hải, giá thịt lợn đã vọt lên 17,74 NDT/kg trong tuần này, tăng 23% so với đầu tháng 8.

Nhu cầu nhập khẩu thịt lợn

Cho tới nay, Bắc Kinh chỉ dự báo một đợt tăng giá thịt lợn trong ngắn hạn.  Giá thịt lợn bán buôn đã ở mức cao nhất kể từ tết Nguyên đán vào giữa tháng 2, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức giá thịt lợn mà chính phủ Trung Quốc từng phải tung ra kho dự trữ thịt lợn đẻ kìm chế thị trường.

Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng cảnh báo rằng tình hình rất khó dự báo. Nhiều chuyên gia cho rằng sẽ nhiều đợt bùng phạt dịch tả lợn trong thời gian tới và nguồn cung thịt lợn tại miền nam sẽ tiếp tục suy yếu. “Việc triển khai các quy định an ninh sinh học của Trung Quốc còn rất nhiều vấn đề. Chính phủ Trung Quốc không có khả năng kiểm soát dịch bệnh và sẽ ngày càng khó khăn hơn để giải quyết tình trạng này”, theo một nhà tư vấn ngành chăn nuôi lợn tại Thượng Hải nhận định. Với ngày càng nhiều đợt bùng phát dịch tả, lệnh cấm vận chuyển lớn sẽ trở nên chằng chịt hơn, dẫn tới nguồn cung bị dư thừa và khan hiếm cục bộ.

Theo Pan Chenjun, nhà phân tích cấp cao tại Rabobank, tình hình này sẽ dẫn tới nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc tăng. “Tôi nghĩ xét đến tình hình giá thịt lợn tăng tại rất nhiều khu vực, Trung Quốc sẽ sớm cần nhập khẩu thêm thịt lợn. Vấn đề nguồn cung thịt lợn đã xuất hiện tại các tỉnh miền nam và các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải”, bà Pan cho hay.

Năm 2017, nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc đạt khoảng 2,3 triệu tấn, theo dữ liệu hải quan Trung Quốc, so với tổng tiêu dùng lên tới khoảng 55 triệu tấn. Theo Soeren Tinggaard, phó chủ tịch tại Danish Crown, nhà xuất khẩu thịt lợn lớn nhất Đan Mạch, doanh nghiệp này chưa nhận thấy bất cứ tín hiệu nào cho thấy nhu cầu đang tăng nhưng sẽ theo sát tình hình.

Thương lái lợn Fang tại Liêu Ninh kỳ vọng hoạt động kinh doanh sẽ phục hồi nếu các lệnh hạn chế vận chuyển chỉ tồn tại đúng 6 tuần theo thông báo ban đầu và sẽ được dỡ bỏ vào cuối tháng này. Tuy nhiên, với 5 đợt bùng phát dịch bệnh chỉ trong 4 ngày qua, các chuyên gia cho rằng thậm chí các lệnh hạn chế vận chuyển mới sẽ được ban hành. Ngay cả khi các lệnh hạn chế vận chuyển cũ được dỡ bỏ, các lò giết mổ  có thể vẫn sẽ từ chối nguồn lợn từ miền Bắc, theo các nông dân nhận định.

Theo Reuters
Admin

Chính phủ cho biết dịch tả lợn châu Phi đang lan rộng ở Việt Nam

Bài trước

Các công ty chăn nuôi lợn lớn của Trung Quốc lao đao vì thua lỗ, nợ nần chồng chất

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt