TACN và nguyên liệu

USDA: Ngành chăn nuôi lợn Việt Nam phục hồi, nuôi trồng thủy sản phát triển tốt sẽ duy trì nhu cầu nguyên liệu TACN ở mức cao

Giá thịt lợn và thịt gia cầm tại Việt Nam tác động mạnh tới sản xuất TACN nội địa do thịt lợn chiếm 75% tổng tiêu dùng thịt và thịt gà chiếm 10%. Báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) về Việt Nam cho thấy cả giá thịt lợn và giá thịt gia cầm đều tăng ổn định kể từ tháng 11/2017, sau khi giảm xuống mức rất thấp trong 11 tháng đầu năm 2017. Báo cáo cho biết chi phí sản xuất thịt lợn và thịt gà dao động từ 35.000 – 40.000 VNĐ/kg. Tháng 5/2018, giá thịt lợn chạm mốc 48.000 VNĐ/kg và giá thịt gà chạm mức 40.000 VNĐ/kg.

Giá thịt lợn và giá thịt gà tăng là do thiếu hụt nguồn cung thịt trên thị trường, theo nhận định của USDA. “Sau đợt sụt giảm giá mạnh trong năm 2017, các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ chịu thua lỗ nặng nề. Chỉ những trang trại chăn nuôi quy mô lớn với mô hình khép kín từ trang trại tới bàn ăn mới có thể vượt qua cuộc khủng hoảng. Giá thịt lợn tăng hiện đang thúc đẩy tái đầu tư vào chăn nuôi lợn nhưng Cục Chăn nuôi thuộc Bộ NNPTNT cảnh báo nông dân chăn nuôi quy mô nhỏ chưa vội nối lại hoạt động chăn nuôi để tránh tình trạng dư cung và khủng hoảng tái diễn”. Các nhà phân tích dự báo thị trường có thể ổn định đến đầu năm 2019.

Nhập khẩu lúa mỳ làm TACN

Trong năm thương mại 2017/18, USDA điều chỉnh tăng lượng nhập khẩu lúa mỳ của Việt Nam từ 4,2 triệu tấn lên 4,5 triệu tấn. Nguyên nhân chủ yếu là do nhập khẩu lúa mỳ làm TACN tăng khi giá lúa mỳ của các nước Đông Âu trở nên rất cạnh tranh.

USDA dự báo nhập khẩu lúa mỳ năm 2018/19 của Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao. “Việt Nam tiếp tục có nhu cầu cao đối với lúa mỳ sử dụng cho ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Yéu tố quan trọng để người mua lựa chọn giữa lúa mỳ làm TACN và các nguyên liệu TACN khác là giá lúa mỳ đang cạnh tranh so với giá ngô. Gần đây, giá lúa mỳ làm TACN đang chuyển dịch lại gần giá ngô và từ giữa năm 2016, giá lúa mỳ làm TACN đã giảm xuống thấp hơn hoặc gần bằng giá ngô. Ở mức giá tương đương, những nhà chế biến TACN ưa chuộng lúa mỳ hơn do hàm lượng protein, màu sắc và các đặc tính gắn kết tốt. Diễn biến giá này dẫn tới nhập khẩu lúa mỳ của Việt Nam tăng”.

Báo cáo của USDA nhấn mạnh rằng nhập khẩu lúa mỳ Úc của Việt Nam đang giảm, trong khi nhập khẩu lúa mỳ từ Nga tăng. Trong 6 tháng đầu năm 2018, Nga trở thành nhà cung cấp lúa mỳ lớn nhất cho Việt Nam, dẩy Úc xuống vị trí thứ 2. Đối với năm 2019, USDA dự báo nhập khẩu ngô của Việt Nam đạt 11 triệu tấn do tăng trưởng của ngành chăn nuôi.

Nhập khẩu DDGs

Mỹ sẽ tiếp tục là nhà cung cấp DDGs lớn nhất của Việt Nam. Sau khi Việt Nam tạm ngưng nhập khẩu DDGs Mỹ, sau đó dỡ bỏ lệnh cấm vào tháng 9/2017, nhập khẩu DDGs tăng mạnh trở lại do nhu cầu cao của ngành sản xuất TACN nội địa. DDGs được dùng cho cả sản xuất nhiên liệu sinh học và là nguồn protein cho TACN. Năm 2018, nhập khẩu DDGs của Việt Nam ước đạt 690.000 tấn và dự báo tăng lên 1 triệu tấn trong năm 2019.

Theo Feed Navigator
Admin

Việt Nam: Thế lực nhập khẩu TACN trên thị trường quốc tế

Bài trước

Ngành nuôi cá tra Việt Nam sẽ mang đến lợi nhuận thực sự cho các nhà xuất khẩu DDGs Mỹ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc