Food Navigator Asia đã có cuộc phỏng vấn với Walaiporn Phumirat, người sáng lập Backyard Strawberry, một trang trại trồng dâu hữu cơ tại Chiang Rai và Neak Tharen, nhà sáng lập Natural Garden Cambodia, một công ty sản xuất và bán buôn rau quả hữu cơ.

Một lý do khiến chi phí sản xuất cao là do nhu cầu tái đầu tư vào phân bón, nhà kính, kế hoạch khép kín sản xuất, hạt giống hữu cơ, thuốc trừ sâu sinh học, chi phí lao động, thanh tra và chứng nhận, ông Tharen cho hay. Các trang trại của ông sản xuất 5 – 7 tấn rau quả tươi mỗi tuần, với tăng trưởng sản lượng 27 – 28% trong 3 năm qua. Các sản phẩm của ông bao gồm rau quả khí hậu mát như xoài, sầu riêng và bưởi.

Người tiêu dùng Campuchia chiếm 60% cơ sở khách hàng của ông Tharen. “Chúng tôi cung cấp cho một số người bán hàng tại các chợ trời ở Phnom Penh. Nhưng chủ yếu chúng tôi bán buôn, tức là cung ứng cho các siêu thị, khách sạn và nhà hàng”. Tuy nhiên, lao động, phân bón, kỹ thuật sản xuất rau quả khí hậu mát, thanh tra và chứng nhận vẫn là các hoạt động tốn nhiều chi phí nên ông gặp khó khăn trong giảm chi phí sản xuất.

Theo Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Campuchia, hiện Campuchia có khoảng 2.000 nông dân sản xuất nông nghiệp hữu cơ và trung tâm này hy vọng con số này sẽ tăng lên 3.000 trong năm 2018.

Trong khi đó, bà Phumirat đã có kinh nghiệp 6 năm thương mại nông nghiệp hữu cơ, cũng cho rằng bà chưa nhận thấy chi phí sản xuất có thể giảm. Bà giải thích rằng đó là do các sản phẩm được bán với giá phải chăng không có nghĩa là sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất. “Dâu hữu cơ của tôi bán với giá 600 Baht/kg (khoảng 18 USD/kg), được người tiêu dùng chấp nhận và cũng mang lại lợi nhuận đủ cho hoạt động sản xuất”.

Các xu hướng tiêu dùng

Bà Phumirat nhận thấy rằng ngay cả những người tiêu dùng ít giàu có hơn cũng đang mua các sản phẩm hữu cơ. Những người tiêu dùng này thường mua vào các dịp khuyến mại hoặc trả giá thấp hơn cho sản phẩm nếu chúng có mẫu mã không đẹp. “Kể từ khi xu hướng tiêu dùng hữu cơ trở nên rõ ràng tại Thái Lan, nhiều người bắt đầu thử tiêu dùng nông sản hữu cơ, nhưng họ sẽ chỉ chấp nhận chi tiền cho những thứ họ thực sự thấy đáng, như chocolate cao cấp hoặc dâu tây”.

Bên cạnh những người tiêu dùng có ý thức sức khỏe cao hơn, bà Phumirat cho biết các sản phẩm hữu cơ cũng thu hút thế hệ trẻ, những người coi thực phẩm hữu cơ là một xu hướng thời thượng, một câu chuyện đẹp và thể hiện “họ đang bảo vệ thế giới”. Do đó, bà tin rằng thúc đẩy câu chuyện kể đằng sau những sản phẩm hữu cơ, như “gắn thêm nhiều câu chuyện hoặc giá trị vào sản phẩm” có thể thu hút thêm khách hàng. Ông Tharen cho biết thêm rằng các phương tiện mạng xã hội như Facebook đóng vai trò quan trọng trong truyền bá thông tin về an toàn thực phẩm, thu hút người tiêu dùng trung lưu chi tiền và các sản phẩm chất lượng tốt.

Mở rộng

Cả ông Tharen và bà Phumirat gần đây đều tham gia chương trình Sáng kiến lãnh đạo doanh nghiệp trẻ ASEAN, một dự án của Asia New Zealand Foundation do Bộ Ngoại thương và Thương mại New Zealand thành lập. Bà Phumirat cho biết bà được thúc đẩy mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài sau khi tham gia chương trình. Tuy nhiên, trước khi triển khai, bà sẽ tập trung vào tạo ra các sản phẩm dâu tây chế biến như dấm dâu cho kế hoạch thị trường tương lai.

Đối với Tharen, ông đặt mục tiêu hợp tác với hơn 500 nông dân sẽ hưởng lợi từ việc cung ứng sản phẩm của họ cho Natural Garden để mở rộng hoạt động kinh doanh. “Chúng tôi muốn là một nhà cung cấp lớn các thực phẩm hữu cơ và an toàn từ nông dân đến ngowfi tiêu dùng bằng cách mở ra những cửa hàng quy mô nhỏ và vừa với thương hiệu Natural Garden trên khắp cả nước và cũng tìm kiếm cơ hội xuất khẩu”.

Theo Food Navigator
Admin

Thị trường hữu cơ trị giá 437 tỷ USD

Bài trước

Số hóa chuỗi thực phẩm của Thái Lan: Hệ thống truy xuất nguồn gốc quốc gia tập trung vào các sản phẩm hữu cơ trước

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc