Thực phẩm và Đồ uống

Sơ lược về thị trường nhãn thế giới

Sản lượng nhãn thế giới ước tăng 6% về lượng trong năm 2017 so với năm 2016, chủ yếu do nhu cầu cao tại Trung Quốc và Thái Lan, 2 nước sản xuất nhãn lớn nhất thế giới. Năm 2017, tổng sản lượng nhãn toàn cầu ước đạt 3,6 triệu tấn, đưa nhãn trở thành loại quả quan trọng thứ hai trong nhóm trái cây nhiệt đới phụ, chỉ sau ổi. Xuất phát từ Nam Trung Quốc, loại trái cây này được trồng rộng rãi trên khắp châu Á, bao gồm các khu vực tại Ấn Độ, Sri Lanka, và Myanmar. Tuy nhiên, sản xuất quy mô lớn chỉ diễn ra tại Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam, hiệm chiếm xấp xỉ lần lượt 50%, 30% và 20% tổng sản lượng nhãn thế giới.

Gần giống như vải, nhãn đang được mở rộng sản xuát trên thế giới trong thập kỷ qua, với ước tính tăng trưởng trung bình hàng năm 4,6%/năm giai đoạn 2007 – 2017. Nhu cầu tăng tại Trung Quốc là động lực chính cho sự mở rộng sản xuất này, với chính Trung Quốc và Thái Lan – nước xuất khẩu nhãn lớn nhất sang Trung Quốc – đều mạnh tay đầu tư vào mở rộng sản xuất nhãn. Tăng trưởng sản xuất nhãn tại Thái Lan chậm lại trong năm 2017 do thời tiết bất lợi – cả hạn hán và mưa quá nhiều – dẫn đến tốc độ tăng trưởng sản lượng chậm hơn năm 2016. Nhãn Thái Lan đặc biệt được yêu thích tại Trung Quốc và thương có giá cao hơn so với nhãn nội địa Trung Quốc. Nhập khẩu nhãn của Trung Quốc đạt xấp xỉ 49.000 tấn năm 2017, tốc độ tăng trưởng 140%/năm.

Cây nhãn được coi là có năng suất cao hơn vải và hoạt động thu hoạch có thể kéo dài mà không làm mất chất lượng quả. Nhãn rất giàu vitamin C và thực tế là loại trái cây này không cần xử lý hóa chất để kéo dài thời hạn sử dụng, khiến nhãn trở thành loại trái cây thay thế ưa thích của vải. Với nhu cầu đang tăng tại Trung Quốc, với những ưu thế vượt trội so với nhãn cũng như khả năng sinh lời cao hơn, quy mô thương mại nhãn đang tăng, tạo ra động cơ đầu tư cho cả những người trồng hiện tại và những người mới gia nhập thị trường. Ví dụ, những người trồng nhãn tại Úc bắt đầu đầu tư vào mở rộng sản xuất để đón lấy nhu cầu nhập khẩu đang tăng nhanh từ Trung Quốc, được kỳ vọng sẽ tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu nhãn của Úc.

Theo FAO
Admin

Những vết nứt sâu trong tiêu dùng của Ấn Độ 

Bài trước

Liệu bước nhảy vọt của Trung Quốc vào nông nghiệp thông minh có đảm bảo được an ninh lương thực không?

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc