Công nghệ

Vì sao bán thực phẩm trực tuyến tai Đông Nam Á lại là một lựa chọn đáng cân nhắc?

Trung Quốc đang nhảy vào tất cả các nước châu Á khi nước này phát triển và ứng dụng mạnh mẽ thương mại điện tử trong bán lẻ thực phẩm, 6 nền kinh tế chính của Đông Nam Á đều đang tụt lại phía sau cuộc chơi này. Năm 2017, chưa đẩy 1% doanh số thực phẩm đóng gói tại khu vực này được giao dịch trực tuyến – trong khi Rabobank ước tính ít nhất 3 tỷ USD đã được nhiều công ty phát triển thương mại điện tử bỏ ra đầu tư trong năm 2017. Khoản đầu tư này đáng lẽ đã thúc đẩy cả các doanh nghiệp thực phẩm lẫn thương mại điện tử tăng cường các hoạt động liên quan đến thương mại điện tử trong khu vực. Bất chấp thực tế này, thương mại điện tử vẫn là một lựa chọn đáng cân nhắc cho các công ty thực phẩm tại Đông Nam Á, vì những lý do sau.

Cơ sở hạ tầng

Các vấn đề cơ sở hạ tầng trực tuyến, như tiếp cận internet, các địa chỉ và ứng dụng thương mại điện tử cũng như các ứng dụng thanh toán, đang được giải quyết, vấn đề logistics thực tế - ở cả thượng nguồn và hạ nguồn – vẫn là rào cản lớn nhất cho ứng dụng thương mại điện tử tại các công ty thực phẩm và các nhà bán lẻ trực tuyến tại Đông Nam Á. Các sáng kiến về các trung tâm xử lý nhiệm vụ, hiệu quả kho vận, và cải thiện các công nghệ tối ưu hóa lộ trình còn chậm, nhưng đang dần dần giải quyết một số vấn đề cơ sở hạ tầng liên quan đến logistics. Tuy nhiên, những cải thiện về cơ sở hạ tầng có thể là những thay đổi từng bước trong thời gian dài, thương mại điện tử cần thích ứng và hoạt động trong bối cảnh cơ sở hạ tầng hiện tại.

Các nhà bán lẻ trực tuyến cũng đang cung cấp các giải pháp thanh toán khác nhau để thuận lợi hóa thanh toán cho các đơn hàng thực phẩm trực tuyến, vốn thường có giá trị thấp nhưng thường xuyên. Mặc dù rủi ro người tiêu dùng không thanh toán làm hạn chế sử dụng hình thức giao hàng trả tiền mặt, các chuyển khoản ngân hàng đang ngày càng được chấp thuẩn rộng rãi giữa các nhà bán lẻ trực tuyến và người tiêu dùng tại Indonesia, Việt Nam và Thái Lan – cũng như hình thức thanh toán thực tuyến tại các cửa hàng tiện lợi tại Thái Lan và Việt Nam.

Quy mô: vấn đề con gà hay quả trứng

Các nhà bán lẻ trực tuyến bày tỏ lo ngại về việc thiếu quy mô khách hàng đủ lớn cho kinh doanh thực phẩm trực tuyến. Do đó, họ không sẵn sàng bỏ thêm nguồn lực vào thương mại trực tuyến thực phẩm, dẫn đến lựa chọn hạn chế về thực phẩm trên mạng. Đối với các nhà bán lẻ, câu hỏi về tính ưu tiên thực sự quan trọng: Trong khi có thể bán một sản phẩm dễ hư hỏng với mức giá cao hơn, trong nhiều trường hợp, và biên lợi nhuận tốt hơn, tại sao lại phải bán thực phẩm – hàng hóa dễ hư hỏng với mức giá và biên lợi nhuận thấp hơnt rên mỗi sản phẩm?

Câu trả lời nằm ở cơ hội liên tục tiếp xúc với người tiêu dùng. Theo Euromonitor, ước tính 29% tổng chi tiêu tại Đông Nam Á là dành cho thực phẩm và đồ uống – tỷ trọng lớn nhất trong chi tiêu hàng năm của người tiêu dùng. Tiếp tục liên tục với người thiêu dùng thông qua thương mại điện tử thực phẩm sẽ mang lại luồng dữ liệu người tiêu dùng ổn định về các hành vi và sở thích tiêu dùng.

Sẵn sàng với những thế hệ tiêu dùng mới

Trong khi Đông Nam Á có tỷ lệ sử dụng internet cao, tới hon 60%, chưa đến 50% người sử dụng internet của khu vực này mua sắm trực tuyến – và thậm chí mua thực phẩm trực tuyến còn ít ỏi hơn. Mua thực phẩm trực tuyến đại diện cho một sự thay đổi lớn trong hành vi tiêu dùng do người tiêu dùng đã quen với việc chạm, nhìn và ngửi để đánh giá chất lượng và độ tươi của thực phẩm.

Tuy nhiên, thế hệ những người tiêu dùng mới – 281 triệu người thế hệ thiên niên kỷ và thế hệ Z đang lớn lên và sử dụng điện thoại thông minh thường xuyên – là những người tìm kiếm sự tiện lợi. Họ tin tưởng nhiều hơn vào các giải pháp trực tuyến và thoải mái hơn trong việc mua thực phẩm trực tuyến mà không cần sờ, nhìn hay ngửi thấy. Người tiêu dùng cũng có thể được khuyến khích mua thực phẩm trực tuyến: Các công ty thực phẩm và những nhà bán lẻ trực tuyến cũng có thể sử dụng chính sách chiết khấu, khuyến mại và miễn phí vận chuyển để thuyết phục khách hàng trải nghiệm mua sắm trực tuyến trong lần đầu tiên, sau đó mua sắm trực tuyến có thể trở thành một thói quen.

Phân loại tốt

Phần lớn các giỏ hàng hóa tại Đông Nam Á sẽ bao gồm rau quả tươi và các nhà bán lẻ trực tuyến sẽ rất có thể phải bán các sản phẩm này để khuyến khích thương mại trực tuyến thực phẩm. Nhưng rau quả có chuỗi cung ứng rất phức tạp và biên lợi nhuận thấp. Đó là lý do vì sao các nhà bán lẻ trực tuyến nên bắt đầu với các sản phẩm có thời hạn sử dụng dài hơn, như gạo, dầu thực vật, nước đóng chai hoặc sữa có thời hạn sử dụng dài, cho tới khi họ đạt được quy mô cần thiết để có thể cung cấp các thực phẩm tươi, ướp lạnh và đông lạnh.

Tư duy sáng tạo

Do thương mại điện tử vẫn tập trung tại các thành phố lớn của Đông Nam Á, nơi các công ty thực phẩm lâu đời đã có mức độ thâm nhập cao, các công ty thực phẩm có thể sẽ hoài nghi liệu thơng mại điện tử có mang đến những khách hàng mới… hoặc thương mại điện tử có tăng trưởng đủ để các khách hàng thực tuyến hiện tại chuyển sang trực tuyến.

Đối với các công ty và thương hiệu mới, thương mại điện tử mang đến rất nhiều khách hàng trong thời gian ngắn. Điều này là không thể nếu họ tiếp tục phát triển theo lộ trình truyền thống. Nhưng đối với các thương hiệu lâu đời hơn, thương mại điện tử có thể đại diện cho một sự chuyển dịch kênh thị trường hơn là mục tiêu tăng mạnh doanh thu. Tuy nhiên, do tăng trưởng của các thương hiệu nhỏ thông qua thương mại điện tử tại Trung Quốc rất rõ rệt, các công ty và thương hiệu lớn có thể sẽ phải phát triển kênh bán lẻ trực tuyến sớm hơn dự định để đối trọng với cạnh tranh từ các đối thủ khởi nghiệp nhỏ con hơn.

*6 nền kinh tế chính tại Đông Nam Á là Indonesia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Theo Rabobank
Admin

Doanh nghiệp gỗ, nội thất được khuyến nghị tận dụng thương mại điện tử

Bài trước

Văn bản Chính sách số 1 ưu tiên phát triển nông thôn và an ninh lương thực trong năm 2024

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Công nghệ