Trái cherry Mỹ ngọt ngào mà những trái cherry trồng tại Trung Quốc không thể nào sánh bằng cả về hình thức và hương vị. Những hợp đồng đã ký cho vụ thu hoạch cherry Mỹ năm 2018 có thể khiến Trung Quốc khó lòng ngừng mua cherry Mỹ ngay lập tức.
Nhưng chỉ riêng sự ngon lành này là chưa đủ, theo nhận định của Zhao Xiaoyu, một thương nhân trái cây tại Bắc Kinh, bởi ông Zhao cho rằng người tiêu dùng Trung Quốc sẽ buộc phải quay sang loại cherry nội địa và trái cây chất lượng thấp hơn từ đâu đó sau ngày 6/7, khi Trung Quốc chính thức ap thuế nhập khẩu 25% lên hàng loạt hàng hóa Mỹ. Căng thẳng thương mại ngày càng tăng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang đe dọa dẫn đến một cuộc chiến thương mại toàn diện, khi Mỹ áp chính sách thuế mới đối với gói hàng hóa Trung Quốc trị giá 34 tỷ USD. Trung Quốc cũng ăn miếng trả miếng, áp thuế nhập khẩu mới đối với hàng loạt nông sản Mỹ, bao gồm cherry, đậu tương, thịt lợn và rượu whiskey, đẩy cả hai nước vào thế bất lợi.
Danh sách hàng hóa áp thuế của Mỹ chủ yếu tập trung vào hàng hóa công nghệ, nhằm dịch chuyển các chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh đặt cược cuộc đua chính sách thuế vào hàng hóa nông sản nhạy cảm về chính trị của Mỹ lên tiền tuyến. “Các hàng hóa đơn giản sẽ chuyển dịch sản xuất nhanh chóng hơn, hàng hóa càng phức tạp thì càng khó chuyển dịch”, theo Denis Depoux, từ hãng tư vấn Roland Berger, nhấn mạnh rằng các nhà sản xuất chuyển dịch nhanh nhất cũng cần ít nhất 1 năm và “sẽ không thay đổi bất cứ điều gì cho tới khi họ nhận thấy tình hình có những tín hiệu rõ rệt”. Trong khi đó, hàng hóa nông sản thì thay thế dễ dàng hơn, ông Depoux nhấn mạnh thêm rằng việc thay thế sẽ phụ thuộc vào lượng cung ở đâu đó và có thể sẽ cần sản xuất thêm 1 – 2 vụ.
“Một ngày không có đậu tương”
Người Trung Quốc có câu “Có thể sống một ngày thiếu thịt nhưng không thể thiếu đậu”, ám chỉ tầm quan trọng của đậu tương trong nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này. Cung cấp nguồn protein quan trọng cho TACN và dầu ăn, 1,4 người Trung Quốc phụ thuộc vào nguồn đậu tương nhập khẩu, phần lớn từ Mỹ và Brazil. Năm 2017, nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc từ Mỹ đạt 14 tỷ USD, hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ lớn nhất của Trung Quốc. Không nước nào có thể trồng đủ đậu tương để thỏa mãn nhu cầu của Trung Quốc, các thương nhân đậu tương cho biết, với nhập khẩu đậu tương hàng năm của Trung Quốc lên tới 95 triệu tấn – tương đương trọng lượng của 60 triệu xe hơi – khiến việc thay thế nguồn cung từ Mỹ rất khó khăn. “Ngay khi chính sách thuế có hiệu lực, thực tế này sẽ được phản ánh vào giá đậu tương”, theo Cui, một nhà giao dịch đậu tương tại Scents Holdings Beijing, công ty đã nhập khẩu 10 triệu tấn đậu tương Mỹ vào Trung Quốc, theo số liệu từ Panjiva, một hãng chuyên về dữ liệu thương mại cho hay. “Khi tình hình này chạm đến bàn ăn của từng gia đình, bất kể là thịt hay là dầu ăn, thực tế này cũng sẽ có tác động đến giá”.
Để giảm thiểu tác động của cú shock, Bắc Kinh đang tìm nguồn thay thế. “Bắc Kinh đang kỳ vọng vào nguồn cung đậu tương tăng từ Nam Mỹ, các nước Trung Á và thậm chí Đông Âu”, theo Si Wei, giáo sư tại Đai học Nông nghiệp Trung Quốc. “Chúng ta có thể thay thế bao nhiêu, đó là câu hỏi cần trả lời”, cho biết thêm rằng Trung Quốc có thể thay thế bằng nguồn hạt cải từ Úc và Canada để sản xuất TACN,
Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang tăng cường sản xuất tại các tỉnh miền bắc, thông qua các chính sách trợ cấp cho nông dân. “Mở rộng sản xuất đậu tương là nhiệm vụ chính trị lớn”, theo chính quyền địa phương Trung Quốc cho hay.
“Thối rữa trong kho”
Hạt kê, được sử dụng làm TACN và rượu cuốc lủi, là một mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn khác của Mỹ sang Trung Quốc, với lượng xuất khẩu 4,8 triệu tấn trong năm 2017, theo dữ liệu của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, nguồn hạt kê giá rẻ từ Mỹ đã đánh bật nguồn hạt kê Úc – vốn là nhà cung cấp chính của Trung Quốc trong năm 2013, theo số liệu của Panjiva. Các chuyên gia cho rằng những người trồng kê Úc sẽ hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại này. Căng thẳng thương mại từ đầu năm 2018 đã báo hiệu những thay đổi: khi Trung Quốc áp chính sách ký quỹ hải quan mới đối với ngũ cốc Mỹ, một số tàu chở hạt kê tới Trung Quốc đã thay đổi tuyến đường đi.
Cuộc chiến thương mại hiện nay dang khiến nông dân lẫn các nhà giao dịch Mỹ lo lắng. Thượng nghị sĩ Mỹ Ron Wyden nhấn mạnh rằng 1,5 triệu thùng cherry sẵn sàng cung cấp cho Trung Quốc đang sắp thối trong kho. Trong khi đó, nhà nhập khẩu cherry Zhao tại Bắc Kinh cho rằng các hợp đồng đã ký cho vụ thu hoạch cherry năm 2018 sẽ khiến các nhà nhập khẩu khó ngừng mua cherry Mỹ ngay lập tức. “Nếu chúng tôi mất tiền thì chúng tôi cũng không thể làm gì khác”.
Theo Bangkok Post
Bình luận