Tiêu dùng thủy sản trên đầu người tại Trung Quốc gần đây đã vượt qua tiêu dùng thịt lợn, theo Bộ Nông nghiệp nước này chính thức xác nhận, và tình trạng này sẽ gây ra những hệ quả cho các hệ sinh thái đại dương tại Trung Quốc cũng như những nước khác.
Một số yếu tố chính dẫn đến những thay đổi trong khẩu phần ăn của người Trung Quốc theo hướng hoàn toàn khác. Ví dụ, thu nhập tăng nên người tiêu dùng có khả năng chi trả cho thủy sản, vốn đắt đỏ hơn các loại thịt hác, theo nhận định của bà Yvonne Sadovy, giáo sư sinh học tại đại học Hong Kong. Giá cả cũng phản ánh địa vị xã hội và thủy sản thường xuất hiện trong thực đơn các bữa tiệc hoặc đám cưới, bà cho biết thêm. Ngoài ra, các chiến dịch sức khỏe cộng đồng cũng đang khuyến khích người Trung Quốc lựa chọn các protein ít béo hơn. Ngoài ra, các bên bối thực phẩm đang đẩy người tiêu dùng đến quan niệm các thực phẩm tự nhiên thì tốt hơn cho sức khỏe. Theo ông Peter Redmayne, chủ tịch của Sea Fare Expositions, một doanh nghiệp Mỹ chuyên tổ chức các triển lãm thương mại thủy sản thường niên, người Trung Quốc ưa chuộng thực phẩm.
Do các yếu tố này và quy mô dân số gần 1,4 tỷ người, năm 2013, Trung Quốc tiêu thụ thủy sản nhiều hơn tổng 9 nước kế tiếp trong danh sách cộng lại. 20% sản lượng khai thác thủy sản toàn cầu dành để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng thủy sản tự nhiên của con người. Khai thác thủy sản quá mức tại các vùng nước của Trung Quốc trong vài thập kỷ qua đã làm giảm mạnh các nguồn lợi thủy sản. Và các hoạt động khác của con người cũng làm trầm trọng thêm sự suy giảm này, phá hủy một nửa các vùng đất ngập nước ven biển của Trung Quốc, 57% rừng ngập mặn và 80% các rặng san hô – đều là các khu vực có nguồn lợi thủy sản cao. Một nghiên cứu năm 2017 đã tổng kết lại vấn đề: “Một số hệ sinh thái biển lớn, đáng chú ý nhất là tại biển Bohai, đã bị suy thoái tới mức trở thành các khu vực chết”.
Để khắc phục tình trạng này, kế hoạch 5 năm gần đây nhất của Trung Quốc đã nêu ra một số cải cách quản lý biển và nguồn lợi thủy sản theo định hướng của chủ tịch Tập Cận Bình về một “xã hội dân sự sinh thái”, sẽ chuyển dịch cộng đồng Trung Hoa theo hướng phát triển bền vững.
Các cải cách này rất tham vọng. Nhưng có thể sẽ không thành hiện thực. Theo báo cáo năm 2017, tổng kết 4 thập kỷ quản lý thủy sản tại Trung Quốc, cho thấy rằng các rào cản thể chế - dữ liêu không đầy đủ, các khó khăn về giám sát, thiếu cấu trúc thể chế phù hợp và các hoạt động khai thác bừa bãi trên diện rộng – đã khiến các hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ năm 1982 đến nay tê liệt. Báo cáo ma trận thủy sản xếp Trung Quốc ở hạng 25/28 trong khảo sát các nước về chỉ số quản trị nguồn lợi thủy sản, cho thấy mức độ hiệu quả thấp trong nghiên cứu, quản lý, thực thi và các lĩnh vực khác.
Ít nhất, lĩnh vực thực thi có thể đang cải thiện. Lệnh cấm khai thác mùa hè thường niên năm 2018 trên tất cả các khu vực nội địa và ngoài khơi kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, là giai đoạn dài nhất từ trước đến nay, theo Mark Godfrey của báo Seafood Source cho hay. Ông sống tại Trung Quốc và chuyên theo dõi ngành thủy sản của nước này. Bộ Nông nghiệp Trung Quốc chịu trách nhiệm thi hành lệnh cấm, đã hỗ trợ tài chính cho các tàu tuần tra và khuyến khích cảnh sát bắt giữ người có tội. “Họ đang thực sự triệt phá gắt gao hoạt động khai thác thủy sản bị cấm trong năm 2018 hơn bất cứ thời gian nào tôi từng thấy”, ông Godfrey cho hay. Truyền thông Trung Quốc ngập thông tin về những người bị bắt do khai thác thủy sản trái phép. “Đây là chỉ báo cho thấy chính quyền Trung Quốc triển khai nghiêm túc hoạt động quản trị nguồn lợi thủy sản trong năm 2018”. Không may là hoạt động quản lý các vùng nước của mình một cách bền vững lại chỉ khiến Trung Quốc đang đẩy hoạt động khai thác thủy sản dạt sang nơi nào đó.
Từ năm 2000, Trung Quốc đã có một chính sách khai thác thủy sản xa bờ để đáp ứng phần nào nhu cầu và các nỗ lực này đang tăng cường trong những năm gần đây. Theo báo cáo năm 2016 của Greenpeace, đội tàu khai thác thủy sản xa bờ của Trun gQuốc tăng từ 1.830 lên 2.460 từ năm 2012 – 2014. Con số 2.460 gấp 10 lần quy mô đội tàu khai thác thủy sản xa bờ của Mỹ. Ông Godfrey cho biết đây là kết quả của những nỗ lực từ chính phủ Trung Quốc để mua chuộc những ngư dân nhỏ, đào tạo nghề khác cho họ và tập trung hóa đội khai thác thủy sản thành những tàu lớn hơn, có thể đánh bắt xa hơn và khai thác sản lượng lớn hơn. Kế hoạch của chính phủ Trung Quốc là có đội tàu khai thác xa bờ lên tới 3.500 tàu.
Với trợ cấp nhiên liệu từ chính phủ Trung Quốc, những tàu này đã vượt châu Á, vươn tới Tây Phi và Nam Mỹ. Và một số trong những tàu này đang khai thác thủy sản trái phép, không báo cáo và không được quy định, ước tính chiếm khoảng 15% tổng sản lượng khai thác thủy sản thế giới, theo tính toán của FAO. Một tàu khai thác trái phép vây cá mập từ Trung Quốc bị bắt giữ tại đảo Galapagos gần đây là vụ lớn nhất từng biết đến tại khu vực này.
Ngoài ra, nhiều nước, bao gồm Canada, đang hăm hở bán thủy sản khai thác sang thị trường Trung Quốc. Đây là một ngành kinh doanh bùng nổ. Giai đoạn đóng cửa khai thác mùa hè của Trung Quốc không có mấy tác động lên nhu cầu thủy sản từ đầu năm 2018 đến nay, theo tin từ Undercurrent News, nhờ chính sách giảm thuế nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc. Các siêu thị Hema tại Trung Quốc tăng trưởng 100% nhập khẩu thủy sản tươi sống, theo báo cáo của Seafood News.
Giáo sư Sadovy của đại học Hong Kong gần đây đã công bố báo cáo trên WWF về thị trường Trung Quốc cho thủy sản khai thác tại các rặng san hô, đang tàn phá các hệ thống sinh thái. Bà Sadovy và các đồng tác giả phát hiện ra hơn 100 nước đang xuất khẩu nhiều loại thủy sản qua Hong Kong sang Trung Quốc. “Đây là vấn đề rất rất lớn bởi nhiều khu vực xuất xứ của lượng thủy sản này – đặc biệt là các nước đang phát triển – thật sự không có khả năng bảo vệ các nguồn lực của họ và thậm chí được khuyến khích xuất khẩu theo nhiều cách khác nhau”.
CÁc mối đe dọa đối với khai thác thủy sản tự nhiên là không tránh khỏi, bất chấp sự chuyển dịch sang nuôi trồng thủy sản và Trung Quốc vốn đã chiếm tới 60% tổng sản lượng thủy sản nuôi toàn cầu , trên cả đất liền và trên biển, và chính phủ Trung Quốc đang khuyến khích sự phát triển của ngành này. Nhưng nuôi trồng thủy sản cũng đang gây thiệt hại gián tiếp cho thủy sản tự nhiên bởi phần lớn các loài cá nuôi có giá trị lớn nhất là các loài ăn thịt, bà Sadovy cho hay. Trung Quốc đang dùng ngày càng nhiều thủy sản để làm TACN cho thủy sản hơn bất cứ nước nào trên thế giới, theo một báo cáo năm 2017.
Ngoài ra, ô nhiễm và dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản dẫn tới các lo ngại về an toàn thực phẩm và khiến những người tiêu dùng đã giảm ăn thịt lợn, lại càng mong muốn được tiêu dùng thủy sản khai thác.
Tất cả những vấn đề này đang diễn ra tại Trung Quốc và toàn thế giới, dẫn đến kết luận của bà Sadovy. “Tôi không nghĩ chúng ta có thể duy trì việc tiêu dùng thủy sản ở mức chúng ta đang tiêu dùng hiện nay”.
Theo Haikai Magazine
Bình luận