Hành trình một chú cá từ biển tới bàn ăn có thể không đơn giản như bạn tưởng tượng. Hầu hết mọi người đều có biết rằng ngư dân, người bán hàng và đầu bếp tham dự vào hành trình này. Nhưng một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng các chính phủ cũng nhúng tay vào hành trình này – và là một bàn tay cỡ bự.

Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Science Advances hôm 6/5 cho thấy rằng có tới 54% khai thác thủy sản xa bờ sẽ không sinh lời nếu các chính phủ không trang trải một phần chi phí cho hoạt động này. Ở mức độ thấp hơn, nghiên cứu phát hiện rằng lao động bị lạm dụng quá mức và khai thác thủy sản không báo cáo có thể giải thích mức độ khai thác quy mô lớn của các tàu trên các vùng biển quốc tế. “Nghiên cứu xác nhận rằng phần lớn hoạt động khai thác thủy sản xa bờ không có ý nghĩa”, theo tác giả nghiên cứu, đồng thời là nhà khám phá tại National Geographic Enric Sala phát biểu. “Nếu khai thác thủy sản xa bờ có tính hủy diệt sinh thái và không sinh lời về kinh tế, tại sao chúng ta không chấm dứt tất cả hoạt động khai thác thủy sản xa bờ?”

 

Năm 2016, chỉ có hơn 3.600 tàu hoạt động khai thác thủy sản xa bờ - được định nghĩa là vùng đại dương nằm ngoài chủ quyền của bất cứ nước nào. Để hiểu hơn về tác động này, nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà sinh vật học, các nhà khoa học dữ liệu, và các nhà kinh tế học đã xem xét các bộ dữ liệu chi phí gần đây nhất vào năm 2014. Họ phát hiện ra rằng tổng chi phí khai thác thủy sản trong năm 2014 dao động từ 6,2 – 8 tỷ USD và giá trị các khoản trợ cấp của chính phủ vào khoảng 4,2 tỷ USD. Cho đến nay, dữ liệu của họ cho thấy Trung Quốc và Đài Loan thu vì lợi nhuận ít ỏi nhất trong ngành này; Nga thậm chí không có lợi nhuận khai thác thủy sản ngay, ngay cả khi tính thêm trợ cấp.

Tuy nhiên, các khoản trợ cấp không chỉ cho các tàu khai thác thủy sản không sinh lời. Nghiên cứu cho thấy rằng các công ty có lợi nhuận nhỏ bé tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Mỹ có lợi nhuận nhờ các khoản trợ cấp của chính phủ. “Hiện có 3 nhóm trợ cấp”, theo nhà kinh tế học tại đại học British Columbia Rashid Sumaila, một trong các tác giả nghiên cứu cho biết. Ông và các động nghiệp bắt đầu thu thập dữ liệu về trợ cấp khai thác thủy sản vào năm 2000, và họ phát hiện ra rằng không phải tất cả các biện pháp trợ cấp đều gây hại. Một số khá mơ hồ và khó phân loại. Một số khác có lợi và hướng đến các hoạt động như quản lý bền vững, nghiên cứu và thực thi chính sách.

Các khoản trợ cấp khác giúp công ty tăng năng lực khai thác – khiến nhiều tàu khai thác có công suất lớn gây ra rủi ro khai thác cạn kiệt. Thay vì cung cấp trợ cấp trực tiếp, các chính phủ có thể sử dụng chính sách giảm thuế, thanh toán chi phí nhiên liệu, hỗ trợ chi phí cải thiện trang thiết bị khai thác, hoặc cấp vốn cho cơ sở hạ tầng như các cảng.

Quan sát từ không gian

Khu vực đại dương ngoài EEZs, thường cách bờ biển các nước 200 miles, là một cuộc chơi tự do. FAO đã vạch ra một nhóm nguyên tắc tại các khu vực biển xa bờ này, nhưng các quy định và khả năng thực thi bộ quy tắc này chỉ ở mức tối thiểu.

Hơn nữa, các tàu này thường không có lợi ích để chia sẻ về các hoạt động khai thác của họ. Để thu thập dữ liệu cho một trong những khu vực khó tiếp cận nhất thế giới, nhà khoa học dữ liệu biển và tác giả nghiên cứu Juan Mayorga đã đề xuất một chương trình có tên gọi Global Fishing Watch để theo dõi các tàu từ không gian, sử dụng tín hiệu truyền tải vệ tinh từ AIS—Automatic Identification System— mà các tàu buộc phải truyền tải. Trước đó, ông sử dụng dữ liệu này để tính toán được rằng hoạt động khai thác thủy sản trải rộng trên 1/3 bề mặt địa cầu. “Khi lần đầu tiên chúng tôi nảy ra ý tưởng này, chúng tôi không có một công cụ tốt để quan sát các hoạt động trên vùng biển xa bờ”, ông Mayorga cho hay. Trong giai đoạn 2 năm, ông đã có bức tranh về có bao nhiêu tàu đang hoạt động trên các vùng biển xa bờ và mức độ thường xuyên ra sao, đồng thời cho biết thêm dữ liệu của nghiên cứu không thể bao quát toàn bộ các hoạt động khai thác thủy sản xa bờ. Một số tàu bỏ qua AIS và tắt hệ thống truyền tín hiệu này có chủ đích.

Với dữ liệu đối với các tàu họ có thể đánh giá, ông Mayorga sử dụng các mô hình ước tính chi phí nhiên liệu dựa vào kích thước, địa điểm, quãng đường và tốc độ của tàu. Ông có thể biết loại tàu và chủng loại thủy sản mà tàu này khai thác, giúp ông ước tính được số lao động cần thiết. Đưa thông tin hiện có về mức lương tối thiểu theo luật định và chi phí lao động thông thường, ông Mayorga có thể ước tính chi phí lao động đến mức độ nào đó. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng ước tính này là phần ít chắc chắn nhất của nghiên cứu, do các báo cáo từ các tổ chức phi chính phủ cho thấy ngành khai thác thủy sản có lịch sử lạm dụng lao động, thậm chí gần như lao động nô lệ tại một số khu vực. “Lao động là yếu tố ít chắc chắn nhất trong các phân tích của chúng tôi”.

Với các tính toán về chi phí hoạt động, ông Mayorga ước tính sản lượng khai thác mỗi tàu cung cấp cho thị trường. Các tác giả của nghiên cứu cũng nghi ngờ rằng sản lượng khai thác có thể bị báo cáo thấp đi trong một số trường hợp.

Các tác động

Dù sao, ngành khai thác thủy sản xa bờ cũng chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng sản lượng khai thác thủy sản toàn cầu – chỉ 6% tổng các hoạt động khai thác. Trợ cấp khai thác thủy sản trong phạm vi EEZs vẫn còn gây tranh cãi, khi WTO cân nhắc việc cấm chính sách này trong thập kỷ qua. Vì sao khoản trợ cấp cho các đội tàu quá đắt đỏ lại mang về lợi nhuận nhỏ bé như vậy?, nhóm tác giả nghiên cứu đặt ra câu hỏi.

Theo một đại diện từ FAO, an ninh lương thực thường được viện dẫn là nguyên nhân chính để cung cấp các khoản trợ cấp cho ngành khai thac thủy sản. Nhưng một công bố của FAO năm 2016 thừa nhận rằng cần có chính sách trợ cấp để đảm bảo tính bền vững. “Trợ cấp khai thác thủy sản quả thật gây lo ngại”, theo đại diện FAO Christopher Emsden. “Trợ cấp là cần thiết cho mục tiêu phát triển trong vài trường hợp (mặc dù chính sách này liên quan đến các ngư dân khai thác quy mô nhỏ và không phải những người trong phạm vi nghiên cứu này)”.

Ngoài gây cạn kiệt nguồn thủy sản, trợ cấp khai thác thủy sản xa bờ cũng đe dọa nghiêm trọng môi trường sống tự nhiên của các loài sinh vật, ông Sala cho hay. Khai thác lưới rê tầng nước sâu – một trong những thực hành khai thác thủy sản xa bờ phổ biến, là vấn đề hết sức nghiêm trọng. “Lưới rê là một trong những biện pháp khai thác mang tính phá hủy nhất trên hành tinh này”, ông Sala phát biểu. “Họ có những tấm lưới to đến mức có thể càn quét cả tá máy bay 747. Những tấm lưới khổng lồ này phá hủy mọi thứ trên đường đi của chúng, bao gồm những rặng san hô ở tầng biển sâu. Và khai thác lưới rê không thể sinh lời nếu thiếu trợ cấp”. Ngoài ra, tất cả 3 nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh rằng khai thác thủy sản xa bờ có thể đã liên tục lạm dụng lao động. “Tính không sinh lời ám chỉ một mức độ nào đó vấn đề đối xử bất công với lao động trong các hoạt động khai thác thủy sản xa bờ”, ông Mayorga nhấn mạnh.

Tương lai của khai thác thủy sản xa bờ

Minh bạch, bất kể do các nhà chức trách ngành thủy sản cố tình găm thông tin hoặc các chính phủ thiếu ghi chép tài liệu dữ liệu, đặt ra một rào cản lớn cho các nhà nghiên cứu có thể đánh giá toàn diện ngành khai thác thủy sản xa bờ.

Để chống lại điều họ gọi là một hoạt động vô nghĩa về môi trường và kinh tế, nhóm nghiên cứu cho rằng tăng cường tính minh bạch là chìa khóa chính. Các quy định nghiêm ngặt hơn về sử dụng AIS, ví dụ, là một cách mà ông Sala đề xuất để các nhà chức trách có thể giám sát tác động toàn diện của khai thác thủy sản xa bờ.

Ông Sumaila mong muốn lệnh cấm hoặc thu hồi các chính sách trợ cấp khai thác thủy sản từ phía WTO, nhưng bất chấp những thảo luận mở rộng, tiến trình cho đề xuất này rất hạn chế. Đợt bỏ phiếu cuối cùng đã bị hủy bỏ vào tháng 12/2017, chủ yếu do các trở ngại về quy trình.

Trong một email phản hồi, WTO phản ứng trước các yêu cầu về trợ cấp khai thác thủy sản xa bờ: “Các chính phủ đã tin tưởng WTO với trách nhiệm giải quyết trợ cấp khai thác thủy sản gây hại cho các đại dương. Tháng 12/2017, trong hội nghị bộ trưởng của chúng tôi tại Buenos Aires, tất cả các thành viên WTO đều cam kết một thỏa thuận về vấn đề này đến cuối năm 2019 và mọi việc đang tiến triển tốt. Đây là một trong những vấn đề luôn luôn quan trọng đối với chúng tôi, đặt ra yêu cầu về một giải pháp được chia sẻ. Cả thế giới đang quan sát vấn đề này”.

Khai thác thủy sản xa bờ trong vài trường hợp được coi là một lối đi cho các nước để bù đắp hoạt động khai thác tại các vùng nước đã bị khai thác quá mức khác. Trung Quốc là ví dụ điển hình, đã trải qua tình trạng khai thác quá mở trên diện rộng ở các vùng nước thuộc chủ quyền của nước này, và một nghiên cứu công bố thagns 4/2017 cho thấy Trung Quốc đang nỗ lực bù đắp bằng hoạt động khai thác thủy sản xa bờ, tới tận các vùng biển Tây Phi.

Các nguồn lợi thủy sản đang cạn kiệt là một vấn đê ngày càng lớn. Trong 600 loài thủy sản mà FAO giám sát, hơn một nửa đã bị cạn kiệt tới mức không còn cả con non để đánh bắt.

Tháng 12/2017, UN cũng đã khởi động các thảo luận để tạo ra một khung làm việc nhằm bảo vệ đa dạng sinh học ngoài khơi xa. Các cuộc đàm phán dự báo sẽ diễn ra trong 2 năm tới.

CÁc vùng biển xa bờ không thuộc vềbất cứ nước nào, nghĩa là các chính phủ thuộc khu vực cụ thể thường đụng độ trong các cuộ đàm phán. Trước đây, một số đã hy vọng có thể để cửa mở cho cơ hội thương mại, trong khi số khác lo ngại về tác động làm suy giảm đa dạng sinh học.

Theo National Geographic
Admin

Dữ liệu mới cho thấy sản lượng khai thác thủy sản xa bờ của Trung Quốc tăng vọt

Bài trước

Giá thịt lợn kỷ lục trước Tết Nguyên đán làm bùng phát tình trạng nhập lậu

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt