FAO dự báo thương mại gạo năm 2018 sẽ chỉ giảm nhẹ so với mức cao kỷ lục của năm 2017, lên tới 47,6 triệu tấn. Đối với các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, FAO dự báo xuất khẩu gạo của Thái Lan sẽ giảm mạnh nhất trong nhóm các nước xuất khẩu gạo hàng đầu, từ mức cao kỷ lục 11,6 triệu tấn năm 2017 xuống còn 9,9 triệu tấn năm 2018. Mức suy giảm này tương đương 15% do nguồn cung gạo thơm Thái Lan – chiếm tới 21% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo Thái Lan trong 5 năm qua – sẽ giảm.

Một nguyê nhân khác là do sự cạn kiệt các kho dự trữ gạo chính phủ dùng làm thực phẩm – vốn là nguồn cơn khiến xuất khẩu gạo tấm thơm Thái Lan sang châu Phi từ năm 2015 – 2017 tăng vọt. Sản lượng lúa jasmine năm 2017 giảm cộng với nguồn cung nói chung yếu dẫn đến giá gạo Thai Hom Mali tăng mạnh. Đồng Baht tăng giá và dự báo xuất khẩu gạo của Myanmar và Trung Quốc đại lục tăng cũng làm dấy lên nghi ngại liệu Thái Lan có thể duy trì thị phần trệ các thị trường gạo Indica chất lượng thấp hơn.

Trong khi đó, FAO nâng dự báo triển vọng xuất khẩu gạo của Ấn Độ đạt 11,9 triệu tấn trong năm 2018, chỉ giảm 5% so với năm 2017, nhưng vẫn là lượng xuất khẩu cao thứ hai từng được ghi nhận. Dự báo xuất khẩu gạo của Ấn Độ giảm nhẹ chủ yếu do nhu cầu giảm tại các nước nhập khẩu Nam Á, đặc biệt là Bangladesh và Sri Lanka. Xuất khẩu gạo của Ấn Độ năm 2018 sẽ giảm ngay cả khi một mùa thu hoạch có sản lượng cao kỷ lục trong năm nay giúp Ấn Độ vững chân tại các thị trường gạo đồ và gạo tấm châu Phi cũng như các thị trường gạo basmati vùng Viễn Đông.

Trong khi đó, FAO nâng dự báo xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2018 thêm 900.000 tấn lên mức cao nhất trong vòng 3 năm, đạt 7,2 triệu tấn. Sự phục hồi nhu cầu nhập khẩu đối với các loại gạo indica từ các thị trường Đông Nam Á, đặc biệt là Indonesia và Philippines, được cho là động lực chính của xuất khẩu gạo Việt Nam tăng. Tuy nhiên, các nỗ lực dịch chuyển xuất khẩu gạo lên các phân khúc thị trường giá trị cao hơn, như gạo thơm, gạo nếp và gạo japonica, có thể đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2018 vượt dự báo của FAO.

Trong trường hợp của Pakistan, triển vọng xuất khẩu khả quan nhờ thặng dư khả dụng xuất khẩu dồi dào, giá tăng tại các nước xuất khẩu khác, thúc đẩy khả năng cạnh tranh của nước này trên thị trường gạo non-basmati. Các yếu tố này đã giúp Pakistan thâm nhập tốt vào thị trường Pakistan, với các nỗ lực tăng tiếp cận thị trường Trung Quốc đai jlục và Indonesia thông qua các thỏa thuận thương mại song phương. FAO dự báo xuất khẩu gạo Pakistan năm 2018 sẽ đạt 4,1 triệu tấn, tăng 10% so với năm 2017 và là mức cao kỷ lục thứ hai từng được ghi nhận.

Đồng thời, FAO cũng nâng dự báo xuất khẩu gạo của Campuchia so với báo cáo hồi tháng 12 lên 1,7 triệu tấn, so với mức 1,5 triệu tấn trong năm 2017. Điều chỉnh này chủ yếu phản ánh tăng xuất khẩu biên mậu gạo indica sang Việt Nam, xét đến tình trạng sản lượng gạo indica Việt Nam giảm.

Tuy nhiên, sau khi giá gạo jasmine Thái tăng mạnh, Campuchia có thể thế chân Thái Lan trong phân khúc thị trường gạo thơm chất lượng cao bằng cách tăng xuất khẩu gạo chính ngạch. Phần lớn lượng gạo thơm xuất khẩu chính ngạch của Campuchia này sang EU và Trung Quốc đại lục, đặc biệt khi Trung Quốc đã nâng hạn ngạch nhập khẩu gạo của Campuchia trong năm 2018 thêm 50% lên 300.000 tấn. Tăng trưởng xuất khẩu gạo thành phẩm của Campuchia giả định rằng các yếu tố gây cản trở cho sự phát triển xuất khẩu gạo của nước này, bao gồm tín dụng eo hẹp, năng lực chế biến và bảo quản không gây thiệt hại cho tăng trưởng. Hơn nữa, xuất khẩu gạo indica của Campuchia và Myanmar sang EU hiện đang gặp các áp lực lớn, sau khi Ủy ban châu Âu mở cuộc điều tra đối với nhập khẩu gạo indica từ hai nước này theo Thỏa thuận Tất cả trừ vũ khí (EBA) trong tháng 3 vừa qua.

Triển vọng xuất khẩu gạo của Trung Quốc đại lục và Myanmar khá tích cực, với lượng xuất khẩu lần lượt dự báo đạt 1,4 triệu tấn và 3,2 triệu tấn. Trong cả hai trường hợp, tăng trưởng xuất khẩu đều dựa vào nguồn cung khả dụng xuất khẩu dồi dào, với các chính sách khơi thông tín dụng cho các công ty gia nhập hoạt động sấy, chế biến và bảo quản đang phát triển tại Myanmar.

Theo FAO
Admin

Giá gạo trắng 5% tấm của Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất trong 19 tháng, sức cạnh tranh tăng

Bài trước

Thái Lan vượt Việt Nam về giá gạo xuất khẩu cao nhất thế giới

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc