Tiêu dùng chè trong nhóm người trưởng thành tại Mỹ giảm xuống còn 48% trong tháng 1/2018, giảm 2 điểm so với cùng kỳ năm 2017, theo khảo sát thường niên dài hạn trên toàn nước Mỹ về các khuynh hướng tiêu dùng đồ uống.
Những người uống cà phê tại Mỹ đã chấm dứt xu hướng suy giảm tiêu dùng cà phê kéo dài 6 năm qua khi tỷ lệ người lớn Mỹ uống cà phê tăng lên 64%, theo Hiệp hội cà phê quốc gia (NCA) cho biết. Khảo sát hàng năm của hiệp hội này tiến hành từ năm 1950 đến nay, cho biết 79% người uống cà phê tự pha cà phê tại nhà, tăng 4%. Nghiên cứu cũng chỉ ra sự suy giảm tiêu dùng cà phê ngoaif hộ gia đình, khi tỷ lệ này giảm từ 40% xuống còn 36%.
Năm 2016, khảo sát thực hiện với 3.000 người lớn, được lựa chọn làm đại diện cho toàn bộ dân số, cho thấy 44% người Mỹ có uống trà vào ngày trước khảo sát, tăng từ mức 40% hồi năm 2010 trong số những người trả lời câu hỏi uống trà trong ngày trước phỏng vấn. Tháng 1/2017, tỷ lệ này tăng vọt lên 50%. Các kết quả khảo sát của nghiên cứu Các khuynh hướng uống cà phê toàn quốc (NCDT), thu thập số liệu sơ cấp cho ngành cà phê, bao quát các quán cà phê, các cửa hàng cà phê và các nhà bán buôn cũng có kinh doanh chè. Khảo sát mở rộng ra các câu hỏi liên quan đến tiêu dùng chè và vào thời điểm nào trong ngày.
Trong số các thức uống được tiêu dùng trong ngày trước ngày khảo sát, chè đen thường (thường dùng lạnh) xếp thứ nhất với 30% người trả lời cho biết họ đã thưởng thức một cốc chè đen lạnh trong ngày trước ngày khảo sát. Mặc dù giảm 2% so với kết quả năm 2017 nhưng vẫn cao hơn mức 27% so với kết quả khảo sát cùng kỳ năm 2016. Chè xanh xếp thứ hai với 14% và thấp hơn cả năm 2016. Năm 2017, 17% người lớn được hỏi cho biết đã uống trà xanh vào ngày trước ngày khảo sát, tỷ lệ này năm 2016 là 15%. Mức giảm đối với trà xanh là mức giảm mạnh nhất trong tất cả các nhóm sản phẩm trà, bao gồm trà thảo mộc, trà chai, trà latte, trà sữa, matcha, trà sủi bọt và kombucha.
Tất cả các nhóm sản phẩm trà đều giảm nhẹ so với khảo sát năm 2017, trừ kombucha vẫn tăng 2%. Trà thảo mộc được 8% người trưởng thành uống, trà latte 7%, theo sau là trà chai 6%. Trà sữa, matcha và trà sủi bọt chiếm 1%, tập trung ở nhóm người trưởng thành trẻ tuổi.
Nước uống đóng chai không hương vị được 56% người lớn trong khảo sát tiêu dùng, tăng từ mức 41% hồi năm 2010. Tiêu dùng nước từ vòi chiếm 49%, duy trì ổn định. Chỉ 35% người lớn trả lời khảo sát có tiêu dùng nước uống có gas trong ngày trước ngày khảo sát, giảm 22% so với khảo sát này hồi năm 2010. Tiêu dùng nước trái cây cũng giảm so với năm 2010, xuống từ 37% xuống còn 27%.
Câu hỏi các nhà bán lẻ quan tâm là thời gian tiêu dùng trà được ưa chuộng nhất mỗi ngày. Trong số những người có uống trà vào ngày trước ngày khảo sát, 20% ưa chuộng uống trà vào buổi trưa, 18% người ưa chuộng uống trà vào buổi chiều. Tiêu dùng trà thường cao điểm vào giờ ăn trưa (13%), trong khi 4% người uống trà xanh trong bữa ăn sáng,, 4% vào buổi sáng, 4% vào bữa ăn trưa, và 4% vào buổi chiều. Bữa tối và buổi tối có 3% người uống trà.
Ngược lại, những người uống trà đen ưa chuộng bữa sáng (7%) so với buổi sáng (6%) và bữa tối (11%) so với buổi tối (8%).
Các bang đông bắc vẫn là khu vực tiêu dùng chè nhiều nhất, theo sau là các bang miền nam, nhưng trà xanh được tiêu dùng mạnh nhất ở các bang miền Tây. Đàn ông uống trà nhiều hơn phụ nữ ở tất cả các phân khúc trà, trừ trà latte, chủ yếu tập trung ở lứa tuổi 18 – 39 tuổi. Phụ nữ thích uống trà đen hơn nam giới, nhưng không có sự khác biệt trong tiêu dùng trà xanh. Người Mỹ gốc Á uống trà xanh và trà chai gấp đôi so với người Mỹ gốc Caucas, gốc Phi và gốc Latin.
Theo National Coffee Association
Bình luận