Theo một thông báo do Tổng cục Ngoại thương thuộc Bộ Thương mại Ấn Độ ban hành, mặt hàng hạt tiêu được đưa từ danh sách “tự do” sang danh sách “cấm” nếu giá nhập khẩu thấp hơn 500 Rupees/kg. Trước đó, hạt tiêu được định nghĩa trong danh mục “tự do” theo thông báo ngày 6/12, các nhà nhập khẩu có thể thông quan cho các lô hàng bằng cách trả một khoản phí nhỏ trên giá trị đơn hàng. Theo thông báo mới nhất, các cơ quan hải quan Ấn Độ có thể sẽ triển khai các động thái nghiêm khắc hơn đối với hạt tiêu nhập khẩu.

Nguồn cung hạt tiêu Việt Nam “làm ngập” thị trường

Giá hạt tiêu đen giảm tại Việt Nam có thể tác động đến giá hạt tiêu đen toàn cầu, bao gồm tại Ấn Độ, sau khi sản lượng cao được báo cáo tại hầu hết các khu vực sản xuất lớn. Theo chủ tịch Diễn đàn các nhà xuất khẩu gia vị toàn Ấn Độ Prakash Namboodiri, Việt Nam đang trong giai đoạn thu hoạch rộ, đẩy giá hạt tiêu tại Việt Nam từ mức 205.000 VNĐ/kg tháng 12/2014 xuống còn 50.000 VNĐ/kg hiện nay. Diện tích trồng hạt tiêu tại Việt Nam tăng lên đến 130.000ha, có thể mang lại sản lượng ới 300.000 tấn trong vài năm tới, qua đó “làm ngập” thị trường hạt tiêu toàn cầu.

Giá hạt tiêu đen asta, tương đương với hạt tiêu Ấn Độ MG-1, giao dịch hôm 20/3 tại thành phố Hồ Chí Minh có giá 2.700 USD/tấn giao hàng tháng 4 với nhiều giao dịch được chốt vào cuối phiên. Brazil cũng đang chào bán mức giá tương tự cho đợt giao hàng quý 4/2018.

Vishwanath Keshavamurthy, điều phối Tổ chức liên đoàn người trồng hồ tiêu tại Bengaluru, cho rằng giá hạt tiêu Việt Nam giảm có tác động tới giá hạt tiêu nội địa Ấn Độ hiện đang ở mức chỉ 390 Rupees/kg tại Kochi.

Mặc dù vụ thu hoạch hạt tiêu tại Ấn Độ đang diễn ra nhưng nông dân dự báo sản lượng hạt tiêu sẽ giảm đến cuối tháng 3 xuống chỉ còn 55.000 tấn. Tuy nhiên, nông dân Ấn Độ kỳ vọng chính phủ sẽ can thiệp để giảm nhập khẩu hạt tiêu, giúp giá hạt tiêu nội địa tăng lên.

Chính phủ Ấn Độ cấm nhập khẩu hạt tiêu dưới giá sàn nhập khẩu

Chính phủ Ấn Độ ngày 21/3 ban lệnh cấm nhập khẩu hạt tiêu dưới giá sàn nhập khẩu 500 Rupees/kg, nhằm giúp chuyển hướng nhu cầu sang nguồn hạt tiêu nội địa. Trong một động thái gây bất ngờ, chính phủ Ấn Độ đã chuyển hạt tiêu nhập khẩu từ danh mục “tự do” sang danh mục “cấm” nếu hạt tiêu nhập khẩu ở dưới mức giá sàn 500 Rupees/kg.

Nhiều người tỏ ý ngờ vực tính hiệu quả của quyết định này. Tuy nhiên, việc áp các biện pháp hạn chế như giá sàn đối với hạt tiêu nguyên liệu gây tác động tiêu cực cho hoạt động chế biến, gia tăng giá trị và xuất khẩu các sản phẩm GTGT cao từ hạt tiêu của Ấn Độ. Chính sách này có thể đánh sập rất nhiều các chính sách quan trọng liên quan đến nhập khẩu nguyên liệu thô và chế biến sâu, xuất khẩu các sản phẩm giá trị cao theo nhu cầu của thị trường quốc tế. Cơ chế cấp phép đặc biệt là một trong những cơ chế đang hoạt động tốt cho hàng loạt hàng hóa nông sản của Ấn Độ.

CÁc hạn chế thương mại như giá sàn nhập khẩu không nên áp dụng cho nguyên liệu thô nhập khẩu nhằm mục đích chế biến sâu và xuất khẩu. Các chính sách hạn chế này sẽ gây cản trở cho luồng hàng hóa tự do, gây thiệt hại do sử dụng công suất sản xuất nội địa và tạo công ăn việc làm. Có thể nói đây không phải là cách chính phủ Ấn Độ kỳ vọng có thể tăng xuất khẩu nông sản từ 30 tỷ USD hiện nay lên 100 tỷ USD.

Giá giảm

Cần thừa nhận rằng giá hạt tiêu đã liên tục giảm trong 3 năm qua. Tại Ấn Độ, giá hạt tiêu giảm từ khoảng 600 Rupees/kg năm 2015-16 xuống còn trung bình 500 Rupees/kg trong năm tiếp theo và hiện xoay quanh ngưỡng 400 Rupees/kg. Người trồng hồ tiêu xứng đáng với mức thu nhập cao hơn. Nhưng mục tiêu này có thể đảm bảo không nhờ áp dụng các chiến thuật tiêu cực như áp giá sàn nhập khẩu, mà bằng các hành động kiên quyết để trợ giá. Cách logic để hỗ trợ nông dân là triển khai thu mua tích trữ, là cách mà các chính quyền bang Kerala và Karnataka đang triển khai và hỗ trợ nông dân bằng cách tiến hành khuyến khích các cơ quan chức trách thu mua.

MIP và MEP

Những thay đổi liên tục trong chính sách thương mại quốc tế và chính sách thuế thực chất tạo ra hiệu ứng tiêu cực lên thương mại. Bộ Thương mại Ấn Độ không nên chịu áp lực vận động hành lang quá mạnh mà phải kiên định với một chính sách dài hạn, minh bạch và ổn định.

Nếu hạt tiêu là đối tượng của giá sàn nhập khẩu (MIP) thì mặt hàng hành của nước này thường là đối tượng của giá sàn xuất khẩu (MEP). Cả MEP và MIP đều là các chính sách lỗi thời và đáng bị xóa bỏ hoàn toàn. Trong các biện pháp áp giá như vậy, luôn luôn có rủi ro làm giả chứng từ để vượt qua quy định. Các chuyên gia tư vấn nên sử dụng thuế để điều tiết xuất nhập khẩu thay vì hạn chế giá. Ngoài ra, MIP và MEP cũng không phải là các công cụ đúng đắn để tác động lên giá nội địa.

Theo The Hindu Business Line
Admin

Giá gạo trắng 5% tấm của Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất trong 19 tháng, sức cạnh tranh tăng

Bài trước

2025: Giá gạo có khả năng chịu áp lực do sản xuất thuận lợi và lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ chấm dứt

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Chính sách