Thịt

Thuế chống bán phá giá cao, hàng loạt nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam từ bỏ thị trường Mỹ

Hiệp hội các nhà chế biến – xuất khẩu thủy sản và một số doanh nghiệp thương mại thủy sản Việt Nam đang xem xét đệ đơn kiện lên Tòa án Thương mại Quốc tế Mỹ sau khi Bộ Thương mại nước này thông báo mức thuế chống bán phá giá cao chưa từng có đối với các nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam.

Trong một thông báo công bố ngày 20/3, Hiệp hội các nhà chế biến – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết VASEP phản đối quyết định của DoC, và cho rằng mức thuế này “mang tính trừng phạt, không công bằng và phi pháp”. Phía Việt Nam sẽ đâm đơn kiện lên Tòa án Thương mại Quốc tế sớm nhất có thể để “bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp Việt Nam”, thông báo ghi rõ. “Chúng tôi yêu cầu DoC rà soát triệt để dữ liệu và các ghi chép cung cấp bởi doanh nghiệp Việt Nam làm cơ sở để tính toán chính xác và hợp lý mức thuế cho các công ty tham gia vào đượt rà soát hành chính thứ 13 (POR 13)”, VASEP nhấn mạnh.

Bộ Công thương Việt Nam cũng kêu gọi phía Mỹ xem xét lại quyết định này để đảm bảo tính công bằng cho các công ty Việt Nam. Bộ Công thương cũng đang hợp tác với VASEP và các cơ quan liên quan để tìm ra “Giải pháp đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng cho các nhà xuất khẩu Việt Nam”.

Ngày 20/3, DoC đã công bố các kết luận cuối cùng về POR13 về thuế chống bán phá giá đối với cá tra phile đông lạnh từ Việt Nam cho giai đoạn từ 1/8/2015 đến 31/7/2016. Theo quyết định này, Mỹ sẽ áp mức thuế từ 2,29-7,74 USD/kg đối với phần lớn các nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Mỹ trong giai đoạn rà soát. Đây là mức thuế cao nhất mà cơ quan này áp cho cá tra Việt Nam từ trước đến nay. Quyết định này và hàng loạt đe dọa về hành động pháp lý từ phía Việt Nam là các động thái mới nhất trong tranh chấp thương mại này giữa hai nước về các vấn đề thương mại thủy sản, vốn đang ngày càng căng thẳng dưới các chủ nghĩa bảo hộ của tổng thống Donald Trump.

Đầu tháng 3/2018, DoC thông báo mức thuế tính toán cho đợt rà soát thứ 12 về lệnh chống bán phá giá đối với tôm nước ấm đông lạnh từ Việt Nam từ 1/2/2016 – 31/1/2017 đối với CTCP Sao Ta (FIMEX VN) sẽ là 25,39%. Mức thuế này sẽ được áp cho các nhà xuất khẩu tôm khác từ Việt Nam do FIMEX là đối tượng bắt buộc duy nhất trong quá trình rà soát. VASEP cho biết DoC đã tính toán sai trong đợt rà soát này.

Tháng 2/2018, Việt Nam đã đệ đơn kiện Mỹ lên WTO, cáo buộc Bộ Nông nghiệp Mỹ đã sử dụng các chính sách thanh tra cá tra để đặn ra các rào sản thương mại phi pháp đối với Việt Nam. Việt Nam hiện cũng đang tìm cách tổ chức các cuộc thảo luận song phương để giải quyết vấn đề này.

Nếu phải đối mặt với mức thuế 3,87 USD/kg, các nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam sẽ phải bán cá tra với giá lên đến 8 USD/kg để có lời, theo ông Nguyễn Văn Kịch, tổng giám đốc Cafatex Seafood JSC, cho báo chí biết vào ngày 20/3.

Mức giá này sẽ khiến cá tra Việt Nam mất khả năng cạnh tranh trên thị trường Mỹ khi sản phẩm nội địa tương tự của nước này có giá chỉ hơn 4 USD/kg. Do đó, nhiều nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam sẽ tạm thời ngừng xuất hàng sang Mỹ và tìm kiếm các thị trường thay thế, ông Kịch cho hay.

Tháng 1/2018, VASEP cho hay trong 62 công ty đã đăng ký xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ, chỉ còn 10 công ty thực sự xuất hàng sang thị trường này và chỉ 3 trong số 10 công ty này có lượng xuất khẩu đáng kể.

CTCP Thủy sản Godaco, đối tượng bắt buộc duy nhất trong POR 13, bị áp mức thuế 3,87 USD/kg. Mức thuế này sẽ được áp cho nhiều nhà xuất khẩu khác và cao gấp hơn 5 lần so với mức thuế 0,69 USD/kg mà DoC phán quyết trong đợt rà soát hành chính lần thứ 12 (POR 12).

Godaco đã cung cấp cho DoC tất cả các văn bản cần thiết và phản hồi đúng hạn tất cả các câu hỏi của cơ quan này, nhưng DoC không xem xét đầy đủ các thông tin trên và áp các điều khoản bất lợi, dẫn đến mức thuế cao chót vót đối với Godaco. Theo ông Nguyễn Văn Đạo, tổng giám đốc Godaco, mức thuế cao này buộc Godaco phải xem xét tạm ngừng xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ và thay vào đó, tập trung xuất khẩu sang EU và Trung Quốc.

Ông Hà Văn Tình, tổng giám đốc công ty THHH Thủy sản Đại Thanh, cho biết công ty cũng phải chịu mức thuế tương tự Godaco, và mức thuế này làm tiêu tan động lực xuất khẩu cá tra của công ty sang thị trường Mỹ. Ông cho biết thêm các nhà xuất khẩu có thể phải chịu thua lỗ ngay cả với mức thuế chống bán phá giá là 1 USD/kg.

Trong khi xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Mỹ có thể tiếp tục giảm do mức thuế mới này, xuất khẩu cá tra sang thị trường Nhật Bản và EU tăng. Hơn nữa, vấn đề thiếu nguồn cá tra nguyên liệu nội địa đang làm tăng chi phí sản xuất và thiếu nguồn cung cho các nhà chế biến xuất khẩu cá tra. Ông Tình cho rằng các nhà xuất khẩu không cần phải cố gắng làm kinh doanh ở những nơi gây khó khăn như thị trường Mỹ.

Việt Nam đã xuất khẩu cá tra sang 137 thị trường trong năm 2017 và giá trị xuất khẩu cá tra năm 2017 đạt 1,78 tỷ USD, tăng 4,3% so với năm 2016. Trong đó, giá trị xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tăng 34,8% so với năm 2016 lên 411 triệu USD. Mỹ là thị trường xuất khẩu cá tra lớn thứ hai của Việt Nam với giá trị 344 triệu USD, giảm 11,1% so với năm 2016. Xuất khẩu cá tra sang EU chạm mốc 203 triệu USD, giảm 22,2% so với năm 2016, theo số liệu từ VASEP.

Bất chấp những khó khăn trong thương mại với Mỹ, Việt Nam vẫn đặt mục tiêu xuất khẩu cá tra năm 2018 đạt 2,2 tỷ USD, tương đương mức tăng 23,6% so với năm 2017, VASEP cho hay.

Theo Seafood Source
Admin

Mỹ hạ thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm cá da trơn Việt Nam

Bài trước

Xuất khẩu tôm sang Mỹ vẫn cần thận trọng

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt