Ngày 21/8, Bộ Thương mại Mỹ công bố kết quả cuối cùng của đợt rà soát lần thứ 13 (POR 13) đối với 31 doanh nghiệp xuất khẩu tôm vào thị trường khó tính này, với thuế suất 0%. Mặc dù mức thuế suất 0% mà Bộ Thương mại Mỹ phán quyết là một tín hiệu tích cực, các chuyên gia trong ngành tôm cho rằng các doanh nghiệp vẫn nên thận trọng để không bị lôi kéo và cuộc chiến thương mại hiện nay.

Ông Hồ Quốc Lực, chủ tịch CTCP Thực phẩm Sao Ta (Fimex), thành viên của PAN Group, cho rằng kết quả thuế suất 0% là kết quả tốt nhất trong 13 kỳ rà saots hành chính, giúp củng cố động lực xuất khẩu tôm của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Mỹ. Theo đó, 31 công ty đã áp dụng các mức thuế khác nhau hoặc không xuất khẩu tôm sang Mỹ trong giai đoạn rà soát hành chính 13 cũng được hưởng mức thuế 0%, với nhiều doanh nghiệp lớn như Minh Phú, Fimex, CP Việt Nam và Camimex.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu Minh Phú kết thúc phiên giao dịch ngày 22/8 tăng lên 29.900 đồng. Cổ phiếu Fimex (FMX) tăng giá lên 32.200 đồng trong khi giá cổ phiếu Camimex (CMX) tăng 4,1% lên 30.450 đồng. “Thông báo về mức thuế POR 13 cho thây các công ty Việt Nam đang vận hành một cach trung thực và công bố dữ liệu kinh doanh toàn diện, chính xác và đúng thời hạn. Đồng thời, DOC cũng đã rà sóa toàn bộ các tài liệu được cung cấp”, ông Lực phát biểu.

Chủ tịch Fimex cũng cho rằng xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ sẽ tăng sau khi có quyết định chính thức của DOC về POR 13. Ông nhấn mạnh rằng bất chấp những thuận lợi hiện nay, các doanh nghiệp tôm nên duy trì tốc độ tăng trưởng bình thường khi xuất khẩu tôm sang Mỹ để tránh bị lôi vào cuộc chiến thương mại hiện nay.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản (VASEP), trong nửa đầu năm 2019, xuất khẩu tôm đạt 1,44 tỷ USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2018. Các thị trường xuất khẩu tôm chính của Việt Nam đều suy giảm, như thị trường EU đạt 300 triệu USD, giảm 26%, thị trường Nhật Bản và Mỹ lần lượt giảm 2,3% và 3,8% trong cùng kỳ so sánh.

Theo VASEP, sau khi trải qua nửa đầu năm đầy khó khăn, xuất khẩu tôm trong tháng 7 bắt đầu ghi nhận phục hồi. Giá trị xuất khẩu sang 8 thị trường lớn – EU, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Úc và Đài Loan – đều tăng. Đáng chú ý, xuất khẩu tôm sang Mỹ và Trung Quốc tăng mạnh. Trong 7 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 327,4 triệu USD, tăng 5% và sang Trung Quốc đạt 285 triệu USD, tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ năm 2018.

Thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam là EU, chiếm khoảng 23% tổng kim ngạch xuất khẩu hiện nay, được dự báo tăng khi EVFTA bắt đầu có hiệu lực và thuế nhập khẩu tôm Việt Nam tại EU sẽ giảm từ 12 – 20% xuống còn 0% từ năm 2020.

VASEP cho rằng, cùng với các kỳ vọng xuất phát từ POR 13, nhu cầu nhập khẩu tôm Việt Nam của Mỹ đang tăng lên, đồng thời nước này giảm nhập khẩu tôm từ Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu tôm của Trung Quốc cũng tăng khi nước này giảm nhập khẩu từ các nước khác do thời tiết và dịch bệnh. Tuy nhiên, đồng NDT giảm giá sẽ tác động lớn tới xuất khẩu tôm sang thị trường Trung Quốc.

Trước đó, Minh Phú – nhà sản xuất và xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam – bị một thượng nghị sỹ Mỹ cáo buộc trốn thuế chông bán phá giá Mỹ đối với tôm nguồn gốc Ấn Độ, Trường hợp của Minh Phú là dấy lên những lo ngại về tác động lên quá trình điều tra thuế của DOC. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có các động thái chính thức chống lại Minh Phúc – vốn là công ty không còn nằm trong phần lớn danh sách rà soát của các cơ quan chức trách Mỹ kể từ khi công ty này thắng trong vụ kiện chống bán phá giá gần đây nhất.

Theo VIR
Admin

Các trang trại chăn nuôi không muốn trữ phát thải nhà kính

Bài trước

Việt Nam chi 1,24 tỷ USD cho nhập khẩu thịt, phát hiện vi khuẩn salmonella trong một số lô hàng

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt