TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu xây dựng thương hiệu cho thịt lợn. Triển vọng sáng cho thị trường gà đặc sản dịp Tết nguyên đán. Xuất khẩu DDGS sang Đông Nam Á cao kỷ lục. Indonesia đặt mục tiêu khai thác hơn 9 triệu tấn thủy sản. Tỉnh Thanh Hóa đẩy mạnh chăn nuôi gà cho xuất khẩu.
TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu xây dựng thương hiệu cho thịt lợn
Sở NNPTNT thành phố Hồ Chí Minh đã lên kế hoạch trở thành đầu mối phân phối lợn chất lượng cao, bao gồm con giống chất lượng cao, thương hiệu và cải thiện nguồn gene, đồng thời tăng cường sử dụng công nghệ cao, hiệu quả. Trong 2 năm cho tới kết thúc năm 2018, thành phố kỳ vọng có khoảng 56.200 con lợn thương phẩm chất lượng cao theo chương trình này được bán cho các trại chăn nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, có đăng ký tham gia chuỗi thực phẩm an toàn của thành phố, với giá ưu đãi.
Triển vọng sáng cho thị trường gà đặc sản dịp Tết nguyên đán
Hàng năm, thị trường cho các giống gà hiếm thường sôi động hơn vào dịp tết Nguyên đán (đầu tháng 2) tại Việt Nam. Những loại gà có giá trị về văn hóa và thịt, thường được dùng làm quà tặng hoặc tiêu dùng trong các bữa ăn truyền thống. Thói quen này đã trở thành truyền thống và nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ về việc thành lập ngành sản xuất chăn nuôi truyền thống để tăng quy mô đàn và áp dụng các tiêu chuẩn như VietGAP.
Xuất khẩu DDGS sang Đông Nam Á cao kỷ lục
Hội đồng Ngũ cốc Mỹ (USGC) cho biết các nước Đông Nam Á tăng mạnh nhập khẩu DDGS, khi Việt Nam mở cửa trở lại cho DDGS Mỹ. Vì vậy, khhu vực này đạt mức nhập khẩu DDGS cao kỷ lục 2,3 triệu tấn trong năm 2016/17. “Bù đắp cho suy giảm doanh số tại Việt Nam, thị trường DDGS Mỹ tại Đông Nam Á đã đa dạng hóa rất mạnh”, theo ông Manuel Sanchez, giám đốc khu vực Đông Nam Á của USGC cho biết. “Chúng tôi nhận thấy mức tăng trưởng ấn tượng tại cả Thái Lan và Indonesia. Những người mua mới như Campuchia và Myanmar cũng là những điểm sáng”. USGC tiếp tục mở rộng kinh doanh DDGS bằng cách cung cấp hỗ trợ chuyên mô kỹ thuật. Các dự án tại Việt Nam nhắm tới mục tiêu sản xuất chăn nuôi lợn và nuôi trồng thủy sản; trong khi tại Indonesia và Malaysia tập trung vào các ngành chăn nuôi gia cầm và trứng. Tại Philippines, USGC cung cấp thông tin về dự trữ và tiêu thụ.
Indonesia đặt mục tiêu khai thác hơn 9 triệu tấn thủy sản
Theo ông Sjarief Widjaja, lãnh đạo ngành khai thác thủy sản tại Bộ Thủy sản và Nghề cá, Indonesia đặt mục tiêu khai thác 9,45 triệu tấn thủy sản trong năm 2018 thông qua thúc đẩy hoạt động của các công ty thuộc sở hữu nhà nước và cải thiện hoạt động khai thác của các tàu công suất nhỏ. Bộ có kế hoạch sử dụng các công ty sở hữu nhà nước như Perikanan Nusantara và Perum Perikanan Indonesia, cũng như khu vực tư nhân cung cấp các dịch vụ vận chuyển cho ngư dân tại miền đông Indonesia, kết nối họ với các cơ sở chế biến tại miền Tây. Bộ này cũng muốn cả thiện dữ liệu khai thac thủy sản ghi nhận từ các tàu công suất nhỏ.
Tỉnh Thanh Hóa đẩy mạnh chăn nuôi gà cho xuất khẩu
Sở NNPTNT tỉnh Thanh Hóa đang hợp tác với CTCP Nông sản Phú Gia để triển khai chăn nuôi và chế biến thịt gà định hướng xuất khẩu. Mục tiêu của kế hoạch là xây dựng 21 khu trại chăn nuôi gà khép kín, mỗi trại có từ 4 – 10 chuồng, mỗi chuồng sản xuất khoảng 26.000 con/năm. Phú Gia chịu trách nhiệm cung cấp con giống và TACN cho các trại chăn nuôi gà thương phẩm này. Nhà máy giết mổ Viet Avis của Phú Gia sẽ chịu trách nhiệm giết mổ với công suất 2.500 con/h.
Theo Asian Agribiz
Bình luận