Cập nhật các chính sách ngũ cốc của Trung Quốc trong nửa cuối năm 2017
Đơn giản hóa thủ tục thuế VAT; đồng NDT tăng giá thúc đẩy nhập khẩu
Sau thông báo hồi tháng 5/2017 của Bộ Tài chính, cơ chế thuế GTGT 4 lớp của Trung Quốc đã được rút gọn xuống còn 3 lớp – gồm lớp 17%, 11% và 6%, xóa bỏ lớp thuế 13%. Có hiệu lực từ ngày 1/7, VAT cho nông sản, bao gồm ngũ cốc, sẽ được giảm từ 13% xuống còn 11%.
Đồng NDT của Trung Quốc tăng giá ổn định so với đồng USD trong năm 2017. Tỷ giá NDT/USD trong tháng 1/2017 là 6,94; trong tháng 7, tỷ giá này là khoảng 6,72; và trong đầu tháng 9, tỷ giá là 6,49. Thuế VAT giảm cộng với sự tăng giá đồng NDT là điều kiện tốt để Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu.
Các hạn chế đối với đầu tư nước ngoài vào ngành chế biến nông sản được dỡ bỏ
Tháng 6/2017, Hội đồng Cải cách và Phát triển Quốc gia và Bộ Thương mại Trung Quốc đã ban hành Bộ hướng dẫn đầu tư nước ngoài đối với ngành công nghiệp. Theo đó, chính phủ Trung Quốc đã dỡ bỏ các hạn chế đối với đầu tư nước ngoài trong chế biến các loại hạt có dầu, đường, gạo, bột mì, và chế biến sâu ngô.
Phát triển chăn nuôi tại các khu vực sản xuất ngũ cốc
Đầu tháng 8/2017, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã ban hành văn bản “Thúc đẩy phát triển chăn nuôi hiện đại tại các khu vực sản xuất ngũ cốc chính tại đông bắc Trung Quốc”. Văn bản này nhấn mạnh chính phủ sẽ thúc đẩy sự phát triển của hoạt động chăn nuôi tại khu vực đông bắc để tiêu thụ các kho dự trữ ngô và khuyến nghị các doanh nghiệp nắm lấy cơ hội đúng thời điểm này, khi chi phí TACN giảm sau cải cách chính sách về ngô. Chính phủ Trung Quốc đã chính thức bày tỏ quan điểm khuyến khích khu vực đông bắc phát triển các ngành chăn nuôi và TACN.
Trợ cấp cho hoạt động ủ chua và chỉ đạo giảm sản xuất ngô
Tháng 8/2017, Cơ quan quản lý đất và nông nghiệp Hắc Long Giang thông báo trợ cấp lên đến 60 NDT/tấn ngô ủ chua, lên tới 120 NDT/tấn yến mạch ủ chua sơ chế sấy và lên tới 240 NDT/tấn linh lăng ủ chua sơ chế sấy.
Trong cuộc họp báo tổ chức tháng 9/2017, Bộ Nông nghiệp tuyên bố Trung Quốc đã giảm hơn 2 triệu ha diện tích trồng ngô trong năm 2016, trong đó gần 670.000ha chuyển sang trồng đậu tương. Năm 2018, Bộ Nông nghiệp dự kiến sẽ giảm 1,3 triệu ha diện tích trồng ngô.
Trong kế hoạch sản xuất ngũ cốc làm TACN, Bộ Nông nghiệp khuyến khích nông dân trồng ngô tại các khu vực sông Huang&Huai&Hai, bao gồm 17 tỉnh và Cơ quan quản lý đất và nông nghiệp Hắc Long Giang, để chuyển trồng ngô ngũ cốc sang sản xuất ngô ủ chua, cỏ linh lăng, yến mạch, kê ngọt và rau củ họ đậu.
Kêu gọi giảm giá hỗ trợ trợ tối thiểu (MSP) đối với lúa mỳ và gạo
Các nhà nghiên cứu và các học giả trong các cơ quan chính phủ Trung Quốc thường xuyên lên tiếng kêu gọi chính phủ giảm hoặc hoãn triển khai chính sách giá sàn (MSP) đối với lúa mỳ và lúa gạo trong năm 2018. Tại Diễn đàn Ngũ cốc Trung Quốc, các nhà nghiên cứu từ Hội đồng Nhà nước đã kêu gọi chính phủ giảm MSP cho lúa mỳ từ 2.360 NDT/tấn xuống còn 2.300 NDT/tấn từ năm 2018; giảm MSP cho lúa gạo japonica từ 3.000 NDT/tấn xuống còn 2.800 NDT/tấn và MSP cho lúa gạo indica chính vụ - cuối vụ từ 2.700 NDT/tấn xuống 2.600 NDT/tấn), và hoãn triển khai chính sách giá sàn đối với lúa gạo indica thu hoạch sớm, vốn chiếm đến 70% dự trữ gạo. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo, xét đến những cải cách đang diễn ra trong ngành ngô, việc duy trì chính sách MSP sẽ khiến các vùng sản xuất ngô tại tây bắc chuyển sang trồng lúa mỳ và các vùng trồng ngô tại đông bắc chuyển sang trồng lúa gạo, làm tăng áp lực lên kho dự trữ vốn đã rất lớn của nước này. USDA dự báo các khu vực trồng ngô tại đông bắc nhiều khả năng sẽ chuyển sang trồng đậu tương.
Cải cách quản lý nguồn cung nông nghiệp
Hội đồng Nhà nước đã ban hành nghị định hồi đầu tháng 9/2017 về kêu gọi phát triển nhanh hơn ngành ngũ cốc và cải cách cấu trúc nguồn cung để tăng cường hiệu quả ngành nông nghiệp và thu nhập nông nghiệp. Nghị định đặt ra mục tiêu xây dựng một hệ thống công nghiệp ngũ cốc hiện đại đến năm 2020, và các dự án có ít nhất 50 doanh nghiệp ngũ cốc với doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính vượt 1,5 tỷ USD. Nghị định này nhằm cải cách các doanh nghiệp nhà nước (SOEs) để thúc đẩy khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp này và đảm bảo an ninh lương thực. Chính sách này cũng khuyến khích các công ty ngũ cốc tận dụng lợi thế địa điểm và nguồn lực khi nảy ra các ý tưởng kinh doanh; để khép kín nguồn cung và các kênh phân phối thông qua sản xuất, thu mua, bảo quản và kinh doanh; để phát triển thương mại điện tử (dự án “Internet Plus Grain”); và củng cố các thương hiệu, bản quyền trí tuệ và bản quyền thương mại, xóa bỏ các sản phẩm giả mạo.
Đầu tư vào sản xuất gạo theo Sáng kiến Một vành đai – Một con đường
Cơ quan tư vấn của Hôi đồng Nhà nước – Trung tâm Trao đổi Kinh tế Quốc tế, đã đề xuất các hoạt động đầu tư vào Thái Lan, Việt Nam, Campuchia và Pakistan để cải thiện sản xuất và thương mại gạo theo Sáng kiến Một vành đai – Một con đường, chiến lược thương mại toàn cầu của Trung Quốc. Năm 2017, Trung Quốc đã đầu tư vào một trung tâm nghiên cứu lúa lai tại Pakistan để thúc đẩy sản xuất gạo Pakistan và nhập khẩu vào Trung Quốc thông qua Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan.
Các tiêu chuẩn và thu mua gạo giai đoạn tháng 8 – 9/2017
Cơ quan Ngũ cốc Quốc gia Trung Quốc thông báo rằng ngày càng nhiều giống lúa indica chất lượng cao, thu hoạch sớm được đưa vào sản xuất, giúp cải thiện chất lượng, tăng giá thị trường và giảm áp lực thu mua cho nhà nước so với năm 2016. Năm 2017, hoạt động thu mua gạo indica thu hoạch sớm chỉ bắt đầu tại Quảng Tây và Hồ Nam (trong số tổng cộng 5 tỉnh theo kế hoạch) với các tiêu chuẩn như sau. Giai đoạn thu mua kéo dài từ tháng 8 đến hết tháng 9/2017.
Gạo Indica thu hoạch sớm loại 3 | Gạo Indica chính – cuối vụ loại 3 | Gạo Japonica loại 3 | |
Giá sàn | 382 USD/tấn | 406 USD/tấn | 441 USD/tấn |
Độ ẩm | <13,5% | <13,5% | <14,5% |
Yếu tố ngoại | <1% | <1% | <1% |
Tỷ lệ xay xát | <=75% nhưng <77% | >=75% nhưng <77% | >=77% nhưng <79% |
Tỷ lệ gạo nguyên | >=44% nhưng <47% | >=44% nhưng <47% | >=55% nhưng <58% |
Bình luận