Thuế đánh vào mặt hàng đường tiếp tục thu hút sự chú ý trong năm 2017 nhưng con đường hình thành những quy định mới này thường không bằng phẳng. Dưới đây là bức tranh toàn cảnh về những nước có quy định thuế đối với mặt hàng đường gây chú ý nhất năm 2017.

Khái niệm áp thuế mặt hàng đường (thường gián tiếp đánh vào các mặt hàng đồ uống có đường) luôn thu hút những quan điểm trái ngược. Những người ủng hộ các chính sách thuế này cho rằng đây là một cách để giải quyết cuộc khủng hoảng béo phì ngày càng nghiêm trọng bằng cách giảm tiêu dùng, khuyến khích các nhà sản xuất tìm cách khác và tạo lợi ích sức khỏe cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, những người phản đối cho rằng rất ít bằng chứng cho thấy những chính sách như vậy có tính hiệu quả, trong khi lại gây mất việc làm trong ngành đường và chỉ có hiệu ứng chuyển dịch hoạt động tiêu thụ đường sang các khu vực khác.

Năm 2017, UAE, Thổ Nhĩ Kỳ và Sri Lanka đều ban hành các chính sách thuế đối với đồ uống có đường. Năm 2018, Anh, Ireland và Nam Phi cũng sẽ áp các chính sách tương tự. Đồng thời, Santa Fe và Cook County tại Mỹ đều phản đối chính sách này. Trong khi đó, hàng loạt nước đã ban hành chính sách thuế đối với đường hoặc đang xem xét áp dụng thuế này. Dưới đây không đề cập toàn bộ chính sách thuế ngành đường toàn cầu nhưng là những nước mà cuộc tranh luận về thuế đối với đường nóng bỏng nhất trong năm 2017.

Mỹ

Năm 2017 là một năm sóng gió của hệ thống chính sách tại Mỹ, khi doanh thu các đồ uống có ga tiếp tục quỹ đạo suy yếu từ vài năm gần đây và thuế đối với soda có hiệu lực tại Boulder, Albany, Berkeley, Oakland, San Francisco, Navajo, và Philadelphia, và sẽ có hiệu lực tại Seattle vào tháng 1/2018.

Tuy nhiên, các chính sách thuế này không thuyết phục những tín đồ soda, khi cư dân tại Santa Fe phản đối thuế đường hồi tháng 5 vừa qua; và 5 tháng sau đó, các nhà chức trách địa phương đã bỏ phiếu bãi bỏ thuế đường tại Cook County (Illinois), một chiến thắng quan trọng đối với ngành sản xuất đồ uống và một cú đánh mạnh vào các nhóm vận động vì sức khỏe. Các đề xuất thiết lập một hệ thống thứ bậc thuế nhằm tạo động lực tiêu dùng các sản phẩm thay thế, tốt hơn cho sức khỏe tại Massachusetts cũng đang bế tắc ở chính quyền bang này.

Trong khi đó, tại Michigan, cơ quan lập pháp gần đây đã phê chuẩn đạo luật cấm các chính quyền địa phương áp thuế hàng hóa đối với thực phẩm; đồng thời, bang Pennsylvania cũng đang có kế hoạch ban hành thuế bải bõ hiệu lực của thuế đối với đồ uống có đường, vốn bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1 vừa qua và đang bị kiện ở tòa án bang.

Các luật thuế này đương nhiên khiến các côn gty như Coca Cola bất bình. Chủ tịch Coca Cola Bắc Mỹ Sandy Douglas phát biểu tại hội nghị Boston tháng 9 vừa qua rằng thuế tại Philadelphia “là một thảm họa”, gây mất việc làm và gây thiệt hại rõ rệt cho doanh nghiệp. Trong khi đó, Pepsi Co đã dừng bán các chai cỡ 2l và bịch 12 chai tại thành phố này vào tháng 3 vừa khi; khi CEO Indra Nooyi phát biểu trước các nhà phân tích hồi tháng 4 cho biết bà phản đối những luật thuế “hung hăng” này, “nhắm vào một phân khúc sản phẩm của ngành đồ uống một cách bất công” và cho rằng các luật thuế này “tập trung vào tạo doanh thu hơn là chú trọng sức khỏe người tiêu dùng”.

Những chỉ trích quy định thuế này cũng than phiền về tính bất nhất giữa các nhà làm luật khác nhau. Ví dụ tại Cook County và Philadelphia, các đồ uống bị đánh thuế còn bao gồm các loại đồ uống chứa chất làm ngọt không calorie, như cỏ ngọt.

Tháng 8/2017, hãng nghiên cứu thị trường Catalina cho biết doanh thu các sản phẩm đồ uống có đường giảm mạnh trong thành phố Philadelphia nhưng tăng mạnh ở các khu vực xung quanh, cho thấy người tiêu dùng chỉ thay đổi nơi mua hàng, hơn là thay đổi thói quen tiêu dùng đường của họ.

Tuy nhiên, nhóm vật động hành lang tai Washington DC cho biết các đánh giá hiệu quả chính sách thuế tại Berkeley và Mexico cho thấy tiêu dùng đồ uống có đường giảm và tiêu dùng các đồ uống lành mạnh tăng lên, đồng thời giúp tăng nguồn tài chính cho các chính sách sức khỏe cộng đồng khác.

Mexico, Colombia, Chile, Caribbean

Tại Mexico, chính sách thuế 1 peso/l soda có hiệu lực từ năm 2014, một phân tích công bố trong Tạp san Sức khỏe tháng 3/2017 cho thấy doanh thu đồ uống có đường giảm 5,5% trong năm đầu tiên áp dụng chính sách thuế này, tiếp tục giảm 9,7% trong năm tiếp theo.

Trong khi đó, một dự thảo luật thuế 20% đối với đồ uống có đường đã bị khai thử vào ngày cuối cùng của năm 2016 sau khi bị đưa khỏi một luật thuế lớn hơn tại Colombia.

Tại Chile, thuế áp dụng đối với các đồ uống có đường có hiệu lực từ tháng 9/2014, đồng thời nước này cũng giảm thuế đối với các sản phẩm đồ uống không đường. Đồng thời, Barbados và Dominica áp thuế hàng hóa 10% đối với đồ uống có đường vào năm 2015.

Anh và Ireland

Anh sẽ tiến đến triển khai thuế đường vào tháng 4/2018, sau khi dự thảo luật thuế này được đưa ra vào năm 2016. Ireland sẽ ban hành sắc thuế tương tự trong cùng thời điểm. Tại Anh, hệ thống hai bậc thuế đối với đồ uống có đường sẽ áp mức thuế bổ sung đối với các đồ uống có hàm lượng đường từ 5g/100ml trở lên. Mức thuế đối với đồ uống có từ 5g/100ml sẽ ở mức 18 p/l và những đồ uống có lượng đường từ 8g/100ml trở lên sẽ chịu mức thuế 24p/l. Tại Ireland, đồ uống có từ 5g/100ml sẽ bị áp mức thuế 20c/l và đồ uống có từ 8g/100ml trở lên sẽ chịu mức thuế 30c/l.

Hệ thống thuế này được kỳ vọng sẽ khuyến khích các nhà sản xuất làm lại công thức cho các đồ uống để đưa lượng đường xuống dưới các ngưỡng trên. Britvic, nhà cung cấp đồ uống có đường lớn nhất và đồ uống có ga lớn thứ hai của Anh và Ireland, cho biết 72% danh mục sản phẩm của công ty sẽ nằm ngoài phạm vi của luật thuế tại Anh và 69% danh mục sản phẩm nằm ngoài phạm vi luật thuế tại Ireland.

Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ đã ban hành luật thuế đối với đồ uống có đường vào tháng 2/2017 và kỳ vọng sẽ thu về 80 triệu Euro cho hệ thống chăm sóc y tế quốc gia trong năm đầu tiên triển khai. Giá đồ uống có đường tăng thêm khoảng 15 cents/chai, hoặc 30 cents cho các đồ uống có hàm lượng đường từ 80g/l trở lên.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang xem xét luật thuế mới đối với thực phẩm chứa hàm lượng muối cao như khoai tây chiên, ngũ cốc và bánh quy.

Pháp

Pháp triển khai luật thuế soda vào năm 2013 và năm 2017, chính phủ nước này quyết định tăng mức thuế suất lên cao hơn. Đồ uống có đường sẽ bị áp thuế 7,5 Euro/hl nhưng sẽ thay đổi sang hệ thống thuế theo cấp, bắt đầu với 1g đường/100ml, tăng lên 20 Euro/lg đối với đồ uống có từ 11g/100ml.

Nam Mỹ

Nam Mỹ chuẩn bị triển khai thuế đối với đồ uống có đường từ 1/4/2018, với mức giá đồ uống có đường thông thường được dự báo sẽ tăng khoảng 11% sau khi áp dụng thuế.

Canada

Tháng 2/2017, chính quyền khu vực Tây Bắc Canada thông báo kế hoạch triển khai thuế đồ uống có đường trong kế hoạch ngân sách năm 2018/19. Một loạt các tổ chức sức khỏe tại Canada, bao gồm Diabetes Canada, The Childhood Obesity Foundation, và Heart&Stroke) đã kêu gọi triển khai chính sách thuế đường toàn quốc, cho rằng chính sách như vậy sẽ giúp giữ 13.000 mạng sống trong 25 năm tới và đóng góp 8,6 tỷ USD cho quỹ dự phòng y tế quốc gia.

Tháng 12/2017, Hội đồng thành phố Motreal đã thông qua lời kêu gọi của chính phủ liên bang, áp thuế hàng hóa đối với đồ uống có đường. Hội đồng cũng sẽ xem xét các chính sách loại bỏ đồ uống có đường khỏi các tòa nhà công vụ và các trung tâm thể thao.

Úc

Thủ tướng Úc Malcolm Turbull gần đây đã bác bỏ những lời kêu gọi áp dụng thuế đối với mặt hàng đường, cho rằng người tiêu dùng đã trả đủ thuế ở các siêu thị và không cần phải trả thêm 20% cho các loại đồ uống có đường. Ông cho rằng các chiến lược tăng cường đào tạo, nâng cao nhận thức và một lối sống năng động sẽ có lợi hơn.

Chính phủ của ông đã đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ một liên minh giữa các nhóm vận động cộng đồng và sức khỏe về một hành động khẩn cấp để giải quyết tình trạng béo phì ngày càng tăng. Các tổ chức này đã đệ trình kế hoạch 8 điểm: đề xuất mức thuế 20%, hạn chế quảng cáo thức ăn nhanh, một ban vận động quốc gia giải quyết béo phì và một hệ thống xếp hạng y tế bắt buộc từ nay đến giữa năm 2019. Chủ tịch Hội đồng chủ tịch các cao đẳng y tế cho rằng thiếu một hướng tiếp cận chung trên toàn quốc về căn bệnh béo phì là không thể chấp nhận được và một đạo luật thuế đối với các đồ uống có đường sẽ tăng nguồn ngân sách cho các thử nghiệm y tế nhằm đưa ra các giải pháp và tăng cường sức khỏe cộng đồng.

Hong Kong

Thay vì thuế đối với mặt hàng đường, Hong Kong lựa chọn cho ra mắt hệ thống dán nhãn thực phẩm và đồ uống mới, đồng thời xây dựng các hình ảnh thực phẩm lành mạnh tại trường học và triển khai một cơ chế thử nghiệm cho biết hàm lượng calorie trong các món ăn tại canteen.

Bất chấp những lời kêu gọi về các biện pháp mạnh hơn để giải quyết vấn đề đường và béo phì, bao gồm đề xuất về thuế, lãnh đạo đặc khu này đang thảo luận về một hướng tiếp cận tiền thị trường, với các cơ quan chức năng nỗ lực thuyết phục các công ty sản xuất đồ uống giảm hàm lượng đường. Hiện khoảng 20% người dân Hong Kong được cho là quá cân.

Ấn Độ

Tháng 7/2017, hàng trăm các nhà sản xuất đồ uống Ấn Độ đã chuẩn bị bổ sung nước trái cây vào các đồ uống có ga nhằm đối phó với chính sách thuế hàng hóa mới của chính phủ nước này. Qua hành động này, các nhà sản xuất hy vọng các sản phẩm của họ chỉ bị áp thuế 12% cho các loại đồ uống có nền cơ bản là trái cây, thay vì mức thuế lên tới 40% đối với các đồ uống có đường như Coke, Pepsi và Sprite.

Malaysia

Tháng 5/2017, chính phủ Malaysia thông báo sẽ không giá thị trường của mặt hàng đường thay vì khả năng áp thuế đối với hàng hóa, do yêu cầu từ một trong những doanh nghiệp lớn nhất nước này. MSM Malaysia đã kêu gọi các bộ thương mại, hợp tác và tiêu dùng để tăng giá đường thêm 0,07 USD/kg.

Các nhóm người tiêu dùng tại Selangor và Penang lên tiếng cho rằng sự tăng giá này không khác gì một chính sách thuế đối với ngành đường. Họ cho rằng động thái như vậy sẽ khuyến khích tiêu dùng các thực phẩm có đường an toàn hoặc khuyến khích giảm tiêu dùng các thực phẩm có đường thiếu an toàn, nhưng có tác động không đáng kể lên những người sản xuất. Tuy nhiên, chính phủ Malaysia tuyên bố sẽ không tăng giá đường, đặc biệt khi giá đường hàng hóa trên thị trường quốc tế liên tục giảm từ sau khi Malaysia tăng giá đường thêm 0,11 Ringgit/kg vào hồi tháng 3 vừa qua.

New Zealand

Khoảng 2/3 người New Zealand ủng hộ luật thuế đối với các sản phẩm đồ uống có đường, theo khảo sát của đại học Aukland. Khoảng 67% cho biết họ ủng hộ mạnh mẽ hoặc phần nào đối với chính sách thuế như vậy. Dữ liệu này phản ánh tương đối giống với khảo sát trước đó 1 năm của Colmar Brunton.

Chính phủ nước này cho biết chưa xem xét áp dụng thuế này nhưng sẽ tiếp tục theo dõi các bằng chứng thực nghiệm. Trước đó, Bộ trưởng Y tế nước này cho rằng không có bằng chứng cho thấy thuế đối với mặt hàng đường tác động lên tỷ lệ béo phì. Tuy nhiên, chính phủ mới có vẻ không đồng ý với quan điểm trên và được cho là đang lên kế hoạch ban hành chính sách thuế đối với mặt hàng đường.

Saudi Arabia

Tháng 6/2017, Saudi Arabia trở thành nước vùng Vịnh đầu tiên áp thuế đối với hàng hóa được coi là không lành mạnh, với mức thuế 100% đồ uống tăng lực và xì gà, và 50% đối với đồ uống có ga. Chính sách thuế này là một phần trong những thay đổi mạnh về cơ chế thuế trên khắp vùng Vịnh, bao gồm thuế VAT 5% áp dụng trên khắp các quốc gia vùng Vịnh. Chính sách này dẫn tới doanh thu tăng đột biến trước thời điểm chính sách có hiệu lực.

Singapore

Chính phủ Singapore đang triển khai hàng loạt chính sách, boa gồm chính sách thuế, các lệnh cấm quảng cáo khắt khe hơn và các nhãn cảnh báo đối với các sản phẩm từ các nhà sản xuất đồ uống có đường không đáp ứng các mục tiêu giảm sử dụng đường.

Cuộc gặp giữa Bộ Y tế, Hội đồng Xúc tiến Y tế, các đại diện ngành và các tổ chức thương mại mặc dù không mang lại kết quả rõ rệt, nhưng để hỗ trợ chính phủ trước cuộc chiến chống lại bệnh béo phì, 7 doanh nghiệp lớn: Coca Cola, F&N Foods, Malaysia Dairy Industries, Nestle, Pepsi Co, Pokka, và Yeo Hiap Seng – đã cam kết giữ hàm lượng đường tối đa 12% trong tất cả các sản phẩm đồ uống bán tại Singapore từ năm 2020.

Sri Lanka

Dự thảo ngân sách mới nhất của Sri Lanka đưa quy định áp mức thuế 50 cent/1g đường trong mỗi đồ uống, đã bắt đầu có hiệu lực từ đầu tháng 11. Tại sự kiện ngày chống béo phì toàn cầu (14/11), tổng thống Sri Lanka đã yêu cầu Bộ trưởng Tài chính mở rộng thuế đối với các đồ uống nhẹ, có đường tại Sri Lanka sang mọi dạng đồ uống có đường. Ông cũng công khai chỉ trích Milo tăng hàm lượng đường từ 15% vào năm 2012 lên 16,5% hiện nay và yêu cầu hãng này giảm hàm lượng đường xuống còn 5% hoặc ông sẽ triển khai luật kiểm soát hàm lượng đường trong tất cả mọi đồ uống. Milo phản ứng trước các chỉ trích trên bằng cách giảm hàm lượng đường trong Milo uống liền 32% trong vòng 5 năm qua và mỗi gói hiện có hàm lượng đường dưới 5%.

Thái Lan

Tháng 7/2017, Thái Lan cho biết sẽ áp dụng thuế đối với mặt hàng đường trong 6 năm tới để giúp các nhà sản xuất đồ uống dần dần hạ hàm lượng đường và tận dụng lợi thế chính sách thuế thấp hơn cho các đồ uống không đường. Thuế đường sẽ tăng theo 2 giai đoạn và trong năm thứ 4 triển khai chính sách, các đồ uống có hàm lượng đường vượt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới sẽ bị tăng ấp đôi mức thuế, và sẽ tiếp tục tăng trong năm thứ 6.

Trước đó, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm cho biết luật quy định mức tối đa 10% hàm lượng đường và chất ngọt đã được đệ trình lên chính phủ. Trước đó, Thái Lan không có hạn chế về hàm lượng đường theo quy định và nhiều sản phẩm có hàm lượng đường lên tới 2 con số %.

Philippines

Hơn 300.000 người đã ký vào đơn thỉnh cầu để phản đối Luật thuế đồ uống có đường (SSB) của chính phủ. Hiệp hội vận động đơn thỉnh cầu này cho rằng 40% thu nhập hàng ngày của các chủ cửa hàng nhỏ sẽ bị ảnh hưởng, đẩy 1,3 nhà bán lẻ siêu nhỏ vào rủi ro mất sinh kế.

Tháng 9/2017, tổng thống Duterte đã đe dọa xóa bỏ Ủy ban luật về đường, được thành lập nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của ngành, vốn đang chao đảo bởi quy định về thuế. SSB đề xuất mức thuế 10 peso/l, bao gồm các nước hoa quả, đồ uống tăng lực và đồ uống có ga. Mức thuế này sẽ tăng 4% hàng năm từ nay về sau.

UAE

UAE đã triển khai chính sách thuế đố với các đồ uống có đường và đồ uống tăng lực vào ngày 1/10. Các đồ uống tăng lực chịu mức thuế 100%, trong khi đồ uống có đường chịu mức thuế 50%.

Việt Nam

Tháng 9/2017, các doanh nghiệp sản xuất đồ uống Việt Nam lo lắng trước các đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các đồ uống có đường, nhận định các hoạt động sản xuất sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng. Theo điều chỉnh dự thảo luật thuế của Bộ Tài chính, các đồ uống có ga sẽ chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, trong khi thuế VAT sẽ tăng từ 10% lên 12% đối với tất cả các loại đồ uống và từ 5% lên 6% đối với đường. Những điều chỉnh này có thể khiến giá đồ uống nhẹ tăng từ 12% trở lên, khiến người tiêu dùng giảm mạnh tiêu dùng đồ uống, theo nhận định của các nhà sản xuất.

Việt Nam cũng có những vấn đề khác trong ngành đường. Các nhà chức trách thông báo họ sẽ phải xóa bỏ hạn ngạch và giảm thuế đối với tất cả đường nhập khẩu từ các nước ASEAN khác từ năm 2018 theo các điều khoản của Thỏa thuận Thương mại Hàng Hóa ASEAN (ATIGA). Theo một thỏa thuận riêng rẽ với WTO, Việt Nam cũng phải nhập khẩu một hạn ngạch cố định mặt hàng đường hàng năm từ các nước khác. Cùng với cạnh tranh xuất khẩu đường với Thái Lan, Việt Nam sẽ buộc phải hạ giá đường để các nhà sản xuất nội địa có thể cạnh tranh.

Theo Beverage Daily
Admin

Việt Nam đặt mục tiêu chấm dứt xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc vào năm 2030

Bài trước

EU nhất trí hoãn thực hiện luật chống phá rừng

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Chính sách