Thịt

JD.com tìm kiếm các nhà cung ứng protein toàn cầu để đáp ứng nhu cầu tại Trung Quốc

Công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, JD.com, đang thảo luận với các công ty thịt châu âu để tăng khả năng tiếp cận các nguồn cung proteins quốc tế. JD.com hôm 8/11 vừa qua đã ký một thỏa thuận mua 1,2 tỷ USD các sản phẩm thịt lợn và thịt bò của Mỹ trong 3 năm tới, đồng thời xác nhận chiến lược phát triển và tăng cường các mối quan hệ cung ứng với các nhà sản xuất châu Âu.

“Chúng tôi đã hợp tác với các nhà cung ứng châu Âu như Danish Crown và Cranswick”, theo Zhiqiang Wang, giám đốc điều hành mảng thịt và gia cầm tại JD Fresh cho biết. “Chúng tôi muốn hợp tác với nhiều nhà cung ứng hơn, bao gồm các nhà cung ứng tại châu Âu. Chúng tôi đang thảo luận với các nhà cung ứng từ Pháp và các nước khác tại châu Âu”.

JD.com đã đồng ý mua ít nhất 200 triệu USD các sản phẩm thịt bò từ Montana Stock Growers Association (MSGA) trong giai đoạn 3 năm đầu hợp tác. Công ty cũng ký một tỏa thuận kéo dài 3 năm để mua ác sản phẩm thịt lợn từ Smithfield Foods. Các thỏa thuận này là một phần trong cam kết chung mua 2 tỷ USD hàng hóa từ Mỹ trong nhiều nhóm hàng hóa khác nhau.

Bình luận về các thỏa thuận này, chủ tịch kiêm CEO của JD.com Richard Liu cho biết công ty muốn tăng nguồn cung thịt quốc tế để mang lại các sản phẩm thịt nhập khẩu “an toàn, chất lượng cao” cho người tiêu dùng Trung Quốc. Theo ông Wang, người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng các nhà sản xuất từ nhiều khu vực khác nhau với nhiều phân khúc sản phẩm thịt. “Người tiêu dùng có sự ưa chuộng rất khác nhau đối với các thương hiệu dành cho từng phân khúc sản phẩm thịt khác nhau. Ví dụ, các nhà cung ứng châu Âu cung cấp các sản phẩm nhiều xương hơn so với các nhà cung cấp Mỹ. Thế nên khi người tiêu dùng mua xương, ví dụ để nấu canh, họ sẽ lựa chọn Danish Crown và các thương hiệu châu Âu khác”.

Các sản phẩm thịt là phân khúc tăng trưởng nhanh trong cơ cấu doanh thu của JD.com, theo công ty tiết lộ. Trong nửa đầu năm 2017, doanh số bán thịt trực tiếp trên website này đã tăng hơn 780% so với cùng kỳ năm 2016. Hiện thịt nhập khẩu chiếm k30% doanh thu bán thịt trên JD.com. JD kỳ vọng nhu cầu tiếp tục tăng mạnh. Công ty thương mại điện này nhấn mạnh rằng các đơn hàng trực tuyến đối với thịt tươi và đông lạnh hiện chủ yếu đến từ các thành phố cấp 1 và cấp 2. Trong khi đó, tiềm năng mở rộng kinh doanh trực tuyến tại các khu vực khác trên khắp cả nước là rất lớn.

Nguồn cung và thâm nhập thị trường mạnh hơn đang hỗ trợ cho sự bùng nổ của kinh doanh thương mại điện tử. Theo Cơ quan thống kê Trung Quốc, doanh số bán hàng trực tuyến đã tăng 26% trong năm 2016. Doanh số thực phẩm tăng nhanh hơn thị trường nói chung. Công ty nghiên cứu thị trường iResearch dự báo doanh số bán thực phẩm trực tuyến sẽ tăng 82% hàng năm.

Mức tăng trưởng này cũng có động lực từ khuynh hướng tiêu dùng thịt hiện nay tại Trung Quốc. Thịt bò là phân khúc ngành thịt tăng trưởng nhanh nhất tại Trung Quốc và nhập khẩu thịt bò cũng tăng nhanh. Năm 2016, Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu thịt bò lớn thứ 2 thế giới, sau Mỹ, với kim ngạch nhập khẩu 800.000 tấn, trị gia 2,6 tỷ USD. Các nhà làm chính sách Trung Quốc đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt bò Mỹ hồi dầu năm nay. Tuy nhiên, thịt bò từ EU vẫn đang bị cấm.

Trung Quốc cũng là nước sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng các sản phẩm thịt lợn lớn nhất thế giới. Theo các ước tính chính thức, nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi trong năm 2016, chạm mức 1,6 triệu tấn. Theo Chenjun Pan, nhà phân tích cấp cao ngành protein động vạt tại Rabobank, “nhập khẩu thịt tại Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục tăng đến năm 2020”.

Theo Food Navigator
Admin

Xu hướng tiêu dùng mới tại Trung Quốc mang đến cơ hội cho protein động vật

Bài trước

Doanh nghiệp gỗ, nội thất được khuyến nghị tận dụng thương mại điện tử

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt