Những vấn đề cải cách chính của Trung Quốc trong ngành thực phẩm – nông nghiệp
Dưới đây là những thách thức chính, nổi cộm trong ngành thực phẩm – nông nghiệp Trung Quốc:
Chênh lệch giữa giá quốc tế thấp và giá nội địa Trung Quốc cao tại một số thị trường hàng hóa nhất định đang ngày một nới rộng. Giá tối thiểu do chính phủ Trung Quốc đặt ra cho gạo và lúa mỳ liên tục tăng trong giai đoạn 2008 – 2014, bất chấp giá ngũ cốc trên thị trường quốc tế giảm.
Giá ngô nội địa Trung Quốc cao gần gấp 2 lần so với giá ngô tại Mỹ, dẫn đến việc mở rộng sản xuất ngô rất mạnh và có thể làm nông dân mất động lực luân canh cây trồng, gây rủi ro cho chất lượng đất.
Hơn nữa, giá thành và giá bán nội địa cao dẫn đến lượng dự trữ ngô và các loại ngũ cốc khác của chính phủ Trung Quốc ngày một phình to trong năm 2014 – 2015, lên đến tương đương 46% tổng tiêu dùng nội địa. Cac vấn đề trong hệ thống nông thực phẩm trực tiếp gây ra tình trạng mất cân bằng, với hàng triệu người bị suy dinh dưỡng cùng lúc với hàng triệu người khác bị dư thừa dinh dưỡng. Ước tính số người quá cân và béo phì chiếm đến 34% dân số Trung Quốc trong năm 2014. Béo phì là nguyên nhân chính dẫn đến các căn bệnh không lây nhiễm, như bệnh tiểu đường, đang tăng rất nhanh với tỷ lệ dân số bị mắc dưới 1% vào năm 1980 lên 11% trong năm 2013. Khi thu nhập tăng, thực đơn ngày càng chứa nhiều thịt, đường, muối, chất béo và dầu, ngũ cốc tinh và thực phẩm chế biến.
Bất chấp những nỗ lực lớn của chính phủ Trung Quốc, các lo ngại về an toàn thực phẩm cũng ngày một tăng.
Thâm canh nông nghiệp đe dọa sức khỏe con người, bắt đầu với chất lượng đất. Nghiên cứu năm 2014 của chính phủ Trung Quốc chỉ ra khoảng 19% đất nông nghiệp Trung Quốc bị nhiễm độc, chủ yếu bởi cadmium, nickel và arsenic.
Các chuỗi giá trị thực phẩm ngày càng dài và phức tạp cũng có thể đặt ra vấn đề ngày càng lớn mầm bệnh và phát tán các bệnh tật liên quan đến nông nghiệp.
Do đô thị hóa tiếp tục diễn ra, một lượng ngày càng lớn thực phẩm được vận chuyển đường dài để đến được các trung tâm thành thị, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Cú thúc của ngành nông nghiệp Trung Quốc nhằm sản xuất càng nhiều thực phẩm càng tốt đang ngày càng gia tăng áp lực lên đất nông nghiệp khan hiếm và các nguồn lực tự nhiên. Khoảng 40% đất canh tác bị thoái hóa, một phần do lạm dụng phân bón được trợ cấp, trong khi nông nghiệp chiếm đến 65% tiêu dùng nước trên toàn Trung Quốc.
Đồng thời, các hoạt động nông nghiệp đang dễ tổn thương trước các tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm nhiệt độ tăng và các sự kiện thời tiết cực đoan, tác động đến năng suất cây trồng, giá và các luồng thương mại.
Trợ cấp nông nghiệp Trung Quốc phần nào xuất phát từ mục tiêu giảm bất bình đẳng nông thôn – thành thị. Bất chấp mức tăng trưởng chung về thu nhập đầu người, bất bình đẳng vẫn tăng lên do các tầng lớp giàu có hơn của xã hội được hưởng tốc độ tăng lương nhanh hơn những tầng lớp nghèo hơn. Bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị đặc biệt đáng chú ý, với tỷ lệ duy trì trên 3:1 trong những năm gần đây.
Để giải quyết các thách thức trên những cải cách nguồn cung, thực phẩm giàu dinh dưỡng, an toàn, và bền vững, chính yếu là:
Đầu tiên, cải cách cần tập trung vào giải quyết các yếu tố cơ bản của hệ thống nông nghiệp – thực phẩm. Cải cách thể chế để hệ thống sản xuất thực phẩm trở nên hiệu quả hơn là điều tối quan trọng.
Xét đến tỷ lệ áp đảo người sản xuất nhỏ (có dưới 2ha đất) trong ngành trồng trọt, họ cần được hỗ trợ để (hoặc) tiến tới sản xuất thực phẩm mang lại dinh dưỡng và lợi nhuận cao hơn, hoặc chuyển sang cac việc làm phi nông nghiệp.
Xét đến bằng chứng gần đây về mối quan hệ tích cực giữa năng suất đất và quy mô sản xuất, các nông trại sản xuất cần được mở rộng thông qua nâng cấp cơ sở hạ tầng đất đai, cũng như sắp xếp thể chế cho đào tạo và cơ giới hóa.
Các đổi mới như liên kết HTX nông thôn – doanh nghiệp có thể mang lại hiệu quả.
Các thị trường mua bán và cho thuê đất hoạt động tốt và hiệu quả cũng sẽ rất quan trọng để sản xuất thực phẩm đạt hiệu quả, do đây là một thể chế pháp lý vững chắc để phân bổ nguồn lực, cho thấy sẽ thúc đẩy hiệu quả sử dụng đất và nước.
Trung Quốc cũng sẽ thúc đẩy thương mại đôi bên cùng có lợi và tham gia sâu hơn và các kênh thương mại quốc tế hội nhập, với trong tâm vào sản xuất các hàng hóa nông sản giá trị cao, như rau quả, và nhập khẩu thêm các sản phẩm thâm dụng tài nguyên đất – nước, như ngũ cốc và các loại dầu thực vật.
Tăng cường hỗ trợ nông dân để họ tiếp cận tốt hơn thông tin thị trường, các dịch vụ đào tạo và tài chính, đồng thời tránh xa các chính sách thương mại bóp méo thị trường và độc lại, sẽ là một yếu tố rất quan trọng. Tăng chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ huật và đầu tư thông qua hợp tác Nam – Nam sẽ giúp lấp đầy khoảng cách này.
Thứ hai, các đổi mới chính sách nên được tăng cường. Các hoạt động đầu tư sử dụng nguồn lực hiệu quả và thông minh trước diễn biến khí hậu, đặc biệt là trồng trọt các giống cây trồng dinh dưỡng cao, thích ứng với khí hậu, năng suất cao, thông qua tăng cường đặc tính sinh học cây trồng, cũng như nông nghiệp thông minh, là các lĩnh vực có tiềm năng lớn. Các đổi mới chính sách để hỗ trợ sản xuất và tiêu dùng các thực phẩm dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe hơn cũng rất quan trọng.
Cải cách các chương trình trợ cấp cho đầu vào nông nghiệp như phân bón và cho các cây lương thực thiết yếu cũng có tầm quan trọng lớn, do các quỹ này nó thể chuyển sang hỗ trợ sản xuất rau quả và các thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn. Thuế đánh vào các thực phẩm không tôt scho sức khỏe cũng có thể được dùng để trợ cấp trực tiếp cho các thực phẩm giàu dinh dưỡng.
Các chính sách an sinh xã hội định hướng đối tượng tốt hơn cũng cần được thúc đẩy để cung cấp khả năng tự cường dài hạn trong khi vẫn tăng cường sự thịnh vượng trong ngắn hạn, như tăng mức độ sâu rộng trong các chính sách y tế, giáo dục và việc làm cho các nhóm dễ tổn thương, đặc biệt là người già ở vùng nông thôn và các lao động nhập cư, đồng thời cải thiện điều kiện sống tại các khu vực nông thôn. Xét đến vận động lao động của Trung Quốc, cải thiện sự tiện lợi của các lợi ích và khả năng tiếp cận các nguồn lực an sinh xã hội là các yếu tố cần ưu tiên.
Thứ ba, các chuỗi giá trị hiệu quả và có tính bao trùm nên được hỗ trợ, cùng với cải thiện các khung pháp lý, quy định và thể chế. Các đổi mới công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông và thương mại điện tử, có thể hỗ trợ các chuỗi giá trị an toàn và bao trùm thông qua kết nối những người sản xuất nhỏ trực tiếp đến các thị trường thành thị. Giảm thất thoát và lãng phí thực phẩm dọc chuỗi giá trị thông qua đảm bảo giá thực phẩm phản ánh đúng chi phí đầu vào và các nguồn lực tự nhiên cũng sẽ đóng góp vào tính hiệu quả của hệ thống sản xuất thực phẩm.
Các hệ thống nông nghiệp – thực phẩm sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng bền vững của Trung Quốc trong những thập kỷ tới. Với những thay đổi nhanh chóng trong bối cảnh toàn cầu và các thách thức mới nổi của khí hậu, các cải cách về phía cung của trung Quốc sẽ rất quan trọng để đảm bảo các hệ thống thực phẩm bền vững, có lợi cho sức khỏe và giàu dinh dưỡng.
Theo Fan Shenggen, tổng giám đốc Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế tại Washington, Mỹ đăng tại China Daily
Bình luận