Thực phẩm và Đồ uống

Các trào lưu thực phẩm của giới trẻ thời thượng Trung Quốc

Văn hóa ẩm thực Trung Hoa có một lịch sử dài và phức tạp. Có hàng loạt các phong cách nấu nướng và công thức khác nhau. Các nguyên liệu đa dạng, từ các nguyên liệu quốc tế tới các đặc sản mà nhiều người nước ngoài không hề biết đến.

Thế nhưng nhiều thực phẩm và món ăn phổ biến phương Tây vẫn cũng chưa xuất hiện trong thực đơn của người Trung Quốc. Ví dụ, bất chấp sự phổ biến của phô mai trong gần như tất cả các nền ẩm thực trên thế giới, loại nguyên liệu này vẫn chưa phải là thành phần thiết yếu trong khẩu phần của người Trung Quốc. Mặc dù phô mai được sản xuất tại tỉnh Vân Nam và Nội Mông hàng thế kỷ qua, và phô mai kiểu phương Tây đang được ưa chuộng chưa từng thấy tại trung Quốc, phô mai vẫn chỉ được sử dụng với mức độ hạn chế cả về lượng và vị để phù hợp với ẩm thực Trung Quốc.

Một khía cạnh của ẩm thực Trung Quốc đang ngày càng tương đồng với phương Tây: kinh tế càng phát triển tại Trung Quốc thì càng khiến tăng trưởng tiêu dùng thịt chậm lại. Trong quá khứ, thịt là đồ ăn xa xỉ tại Trung Quốc. Biểu tượng giàu có của việc có thịt ăn đã tồn tại nhiều thế kỷ tại nước này – Trung Quốc hiện tiêu thụ hơn 25% tổng sản lượng thịt toàn cầu. Người Trung Quốc vẫn sử dụng thành ngữ “Sao không ăn thịt” như câu nói bất hủ của Marie-Antoinette “Cho họ ăn thỏa thích “ (Let them eat cake). Thành ngữ Trung Quốc bắt nguồn từ hoàng đế Hui of Jin bị điếc, khi nghe quan lại bẩm tấu về tình trạng người dân chết đói và không có gạo để ăn.

Sự ưa chuộng thịt của người Trung Quốc hiện đang trở thành vấn nạn quốc gia. Để hạn chế tiêu dùng loại thực phẩm tiêu tốn nguồn lực này của người dân, chính phủ Trung Quốc đã ban hành một bộ hướng dẫn ăn uống trong năm 2016, trong đó đề xuất giảm doanh số bán thịt tại nước này đến 50% từ nay đến năm 2030. Nhiều người lập luận rằng kế hoạch này cho thấy quyết tâm của chính phủ Trung Quốc trong giảm tiêu dùng thịt, qua đó tiết kiệm hàng loạt nguồn lực đất và nước, đồng thời giảm mạnh lượng phát thải khí nhà kính.

Người trẻ Trung Quốc đang ăn gì?

Không chỉ có thịt, phô mai, Big Macs và rượu vang Pháp đang trở thành một phần của khẩu phần người Trung Quốc. Người tiêu dùng thành thị trẻ tuổi tại Trung Quốc cũng bắt đầu ăn nhiều lại thực phẩm mà thế hệ trước không hào hứng. Dưới đây là những loại thực phẩm như vậy.

Bánh mỳ nướng phết quả bơ

Thị trường Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng quả bơ, vốn đang làm mưa làm gió trên thị trường toàn cầu , – và giới trẻ thời thượng Trung Quốc đang băt đầu có những bữa lỡ bằng bánh mỳ nướng phết quả bơ, với giá ngày càng tăng do nguồn cung quả bơ thiếu hụt khi nông dân tại Mexico biểu tình và hạn hán tại California.

Quả bơ (鳄梨 èlí, or 牛油果 niúyóuguǒ) lần đầu tiên được biết đến tại Trung Quốc là vào năm 1925, nhưng không được ưa chuộng cho tới mãi gần đây. Một báo cáo trên tờ Financial Times tháng 4/2017 cho biết lượng nhập khẩu quả bơ hàng năm từ các nước Mỹ Latin của Trung Quốc đã tăng vọt từ 154 tấn lên hơn 25.000 tấn trong 4 năm qua – tương đương khoảng 147 triệu quả bơ hàng năm.

Sự nổi lên của món ăn này một phần do tầng lớp trung lưu ngày càng chú ý đến vấn đề sức khỏe, khi bơ vẫn là lựa chọn duy nhất tại các siêu thị cao cấp ở các thành phố lớn của Trung Quốc. Và cũng như thịt từng là biểu tượng của sự giàu có trong quá khứ, tầng lớp trung lưu hiện đại cũng coi quả bơ là mặt hàng cao cấp và thời thượng.

Quả kiwi  (phúc bồn tử gai)

Có 2 từ Trung Quốc thông dụng cho quả kiwi là qíyìguǒ 奇异果 and míhóutáo 猕猴桃. Từ đầu nghĩa là “loại quả ngoại lai”, cho thấy loại quả này được cho là kì lạ ra sao khi lần đầu đến thị trường đại lục vào những năm 1990s. Thực tế, nguồn gốc của loại quả có màu sắc nhợt nhạt khi bóc vỏ vốn là thứ quả bản địa Trung Quốc, lần đầu tiên được ghi nhận kể từ triều đại nhà Tống. Loại quả này không được nhiều người Trung Quốc biết đến cho đến khi một nữ hiệu trưởng từ New Zealand đến thăm Trung Quốc và mang hạt giống quả kiwi trở lại quê nhà. Bà gọi loại quả này là phúc bồn tử gai (gooseberries). Năm 1959, nông dân tại New Zealand đặt tên loại quả này theo tên loài chim không bay nổi tiếng của đảo quốc này – kiwi – và mang loại quả này đến thị trường toàn cầu.

Hơn một thế kỷ sau khi New Zealand sản xuất quy mô thương mại quả kiwi, loại trái cây này tìm đường quay về bản quốc – Trung Quốc. Quả kiwi trở thành loại quả phổ biến trong đĩa trái cây tráng miệng và những người trẻ Trung Quốc đang có nhu cầu rất cao đối với loại quả này. New Zealand xuất khẩu hoảng 400.000 tấn kiwi hàng nă, trong khi sản lượng tại Trung Quốc khoảng 1 triệu tấn.

Cải xoăn có ăn được không?

Thêm sốt, dùng là salad sống, được chiên giòn thành bim bim, hoặc được bày biện trên món cá, cải xoăn (羽衣甘蓝 yǔyīgānlán) là loại rau xanh đang chiếm lĩnh trái tim của thực khách thời thượng và những thực đơn tốt cho sức khỏe tại các nước phương Tây nhiều năm qua. Được quảng cáo bởi các siêu thị và chuyên gia thực phẩm tốt cho sức khỏe tại Mỹ như một loại “siêu thực phẩm”, cải xoanh vẫn chưa thực sự phổ biến trên bàn ăn Trung Quốc, có thể bởi thực đơn của người Trung Quốc vốn đã bao gồm nhiều loại rau xanh có ích mà cải xoăn chưa cạnh tranh được. Ví dụ, một loại rau chị em của cải xoăn là xúp lơ xanh lại rất phổ biến trong ẩm thực Trung Quốc.

Nhưng hiện cải xoăn đang xuất hiện trong rất nhiều thực đơn của các chuỗi cà phê nước ngoài tại Bắc Kinh và Thượng Hải, và loại rau này đang tìm đường vào các bàn ăn Trung Quốc. Nếu tìm kiếm tên Trung Quốc của cải xoăn trên Baidu.com, các lựa chọn tự động của website này rất có thể gợi ý bạn các câu hỏi như “cải xoăn có ăn được không?”, “làm sao để nấu cải xoăn?” và “mua cải xoăn ở đâu?”.

Dầu ô liu và những điểm khói

Dầu ô liu (橄榄油 gǎnlǎn yóu) lần đầu tiên được nhập khẩu vào Trung Quốc trong những năm 1980s và đang được quảng cáo mạnh mẽ là loại dầu ngon, có lợi cho sức khỏe để nấu và trộn với thực phẩm. Nhưng loại dầu trứ danh của vùng Địa Trung Hải này chỉ thực sự bắt đầu thu hút sự chú ý của người Trung Quốc vào đầu những năm 2000s.

Trung Quốc hiện là một thị trường dầu ô liu lớn. Theo thống kê chính thức của Hội đồng ô liu quốc tế (IOC), trong niên vụ 2015-16, Trung Quốc sản xuất 5.000 tấn dầu ô liu, tăng 75% so với niên vụ trước đó. Tại Trung Quốc, tổng diện tích trồng ô liu được báo cáo là khoảng 86.000 ha, nhưng vẫn chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu. Sản xuất nội địa chỉ chiếm khoảng 12% nhu cầu tiêu dùng nội địa, và lượng nhập khẩu trong năm 2016 lên đến 36.000 tấn, theo IOC cho biết.

Liệu dầu ô liu có thay thế các loại dầu thực vật khác như dầu lạc và dầu đậu nành để trở thành loại dầu nấu nướng phổ biến nhất tại Trung Quốc? Câu trả lời là không, đơn giản bởi đầu ô liu chiết xuất tinh khiết có điểm khói chỉ là 191 độ C, khiến loại dầu này không phù hợp với nhiều cách nấu nướng truyền thống trong ẩm thực Trung Quốc yêu cầu nhiệt độ rất cao.

Sữa chua

Lịch sử của sữa chua (酸奶 suānnǎi) có từ thế kỷ 5 sau công nguyên, khi công thức món ăn này được ghi trong biên niên sử nông nghiệp (齐民要术 qímínyàoshù). Sản xuất quy mô lớn sữa chua bắt đầu tại Trung Quốc vào những năm 1980s, và món ăn này nhanh chóng trở nên phổ biến ngay trên đường phố và tại các thành phố phương Bắc.

Nhưng sản xuất – kinh doanh sữa chua quy mô lớn chỉ thực sự phát triển mạnh vào những năm 1990s, khi các cửa hàng có tủ lạnh trở nên phổ biến và nhiều công ty thực phẩm đóng gói đa quốc gia bắt đầu thêm nhiều vị vào sữa chua. Xét đến mức tiêu dùng đường sữa của người dân Trung Quốc, sự bùng nổ của sữa chua – chứa rất nhiều, dù chỉ một lượng đường sữa nhỏ hơn nhiều các sản phẩm từ sữa khác – có vẻ kì lạ. Theo một báo cáo ngành do Mạng lưới Thông tin Công nghiệp Trung Quốc, quy mô thị trường sữa chua Trung Quốc đến năm 2020 sẽ đạt 28,5 tỷ USD (190 tỷ NDT), chiếm 50% doanh thu các sản phẩm sữa lỏng bán tại Trung Quốc. Tiêu dùng sữa chua trên đầu người tại Trung Quốc được dự báo sẽ đuổi kịp Mỹ vào năm 2020, đạt 8,4kg/người/năm, tăng 75% từ mức hiện tại là 4,8 kg/người/năm.

Mặc dù sữa chua đang được tiêu dùng nhiều hơn trên toàn Trung Quốc, điều đáng chú ý là người tiêu dùng Trung Quốc có khẩu vị của riêng họ.Một khảo sát năm 2015 cho thấy không giống như người Mỹ những người thích ăn sữa chua vào bữa sáng hoặc người Pháp – thường ăn sữa chua làm món tráng miệng, người Trung Quốc thích uống sữa chua hơn là dùng thìa. Vì lý do này, các nhà sản xuất kinh doanh sữa chua sẽ tốn thời gian để người tiêu dùng Trung Quốc quen với các loại sữa chua đặc hơn, như sữa chua Hy Lạp.

Theo SupChina
Admin

Tiêu thụ tăng vọt, thị trường sữa chua Trung Quốc hút doanh nghiệp

Bài trước

Giá nhiều loại hàng hóa thực phẩm tăng, đẩy chỉ số giá thực phẩm của FAO lên mức cao nhất trong 18 tháng

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc