Giá cá tra đang tăng do các thị trường châu Á bắt đầu tăng cường mua cá tra Việt Nam. Các nhà sản xuất – xuất khẩu cá tra Việt Nam đang đối mặt với các rào cản lớn tại 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất là Mỹ và châu Âu – nhưng các thị trường mới nổi tại châu Á đang là cứu tinh cho các nhà xuất khẩu này.

Khi các nhà bán lẻ đang ngừng cung cấp cá tra tại một số khu vực của châu Âu, do các thông tin truyền thông đại chúng tiêu cực và Mỹ tăng cường kiểm tra nhập khẩu, Trung Quốc – và đáng ngạc nhiên – Nhật Bản đang bước vào cuộc chơi, trám chỗ của hai thị trường lớn trên.

Theo ông Bowie Leung, giám đốc và quản lý của Siam Canadian tại Việt Nam, nhu cầu từ thị trường châu Âu đã giảm khoảng 10%/năm trong vài năm gần đây và một rào cản lớn khác – quyết định của Carrefour và một số nhà bán lẻ ngừng bán cá tra hồi đầu năm nay.

Động thái này tác động chủ yếu tới khu vực Nam Âu, đặc biệt là Tây Ban Nha, một thị trường rất lớn của cá tra tại châu Âu. “Các nhà xuất khẩu Việt Nam cảm nhận rõ ràng tác động”, theo Rens Elderkamp, giám đốc nguồn cung chiến lược tại Anova Seafoods. Tại các khu vực khác của châu Âu, nhu cầu hiện tương đối ổn định, và tăng nhẹ tại một số thị trường như Hà Lan và Bỉ, ông Elderkamp cho hay. “Chúng tôi dự báo nhu cầu cá tra tại châu Âu sẽ tiếp tục giảm nhẹ, nhưng đồng thời chúng tôi cho rằng doanh thu sẽ tăng, đây là một diễn biến tích cực”, ông phát biểu với IntraFish.

Sự chuyển dịch này có thể còn do tương tác với các diễn biến trên thi trường cá hồi, khi giá hồi cao khiến một số nhà bán lẻ lớn tại Hà Lan phải tăng mạnh giá bán lẻ hồi đầu năm. “Nếu bạn phải trả 8,24 USD/phần cá hồi thì chắc chắn bạn sẽ đi tìm một lựa chọn khác, và với người tiêu dùng, cá tra là một lựa chọn khá dễ dàng, đồng thời không có loại cá nào thay thế rẻ hơn”, ông Elderkamp phát biểu.

Tấm vé vào thị trường Mỹ

Thị trường Mỹ cũng đặt ra ngày càng nhiều thách thức cho các nhà cung cấp cá tra, đặc biệt là do các rào cản thương mại ngày càng khắc nghiệt.

Cơ quan giám sát và quản lý an toàn thực phẩm Mỹ (USFIS) gần đây thông báo tất cả các lô hàng cá tra nhập khẩu vào thị trường Mỹ phải trải qua quy trình tái kiểm tra bởi cán bộ của FSIS bắt đầu từ 2/8/2017 trở đi – một động thái làm tăng chi phí cho các nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam.

Tất cả từng container – thực tế là từng lô hàng – thông quan vào thị trường Mỹ hiện đều bị kiểm tra và đóng dấu, ông Elderkamp phát biểu. “Đấy là khối lượng công việc rất lớn và mỗi container hàng sẽ mất thêm khoảng 7.000 USD cho mỗi lần kiểm tra khi vào thị trường Mỹ như vậy. Họ chỉ kiểm tra các container, đóng tem lô hàng, thật sự không gia tăng thêm bất cứ giá trị gì – nhưng đó là tấm vé để vào thị trường này”.

Tuy nhiên, 7.000 USD là khoản tiền lớn, chia cho khoảng 20 tấn cá/container thì làm tăng chi phí sản phẩm thêm khoảng 25 – 30 cents. Và mặc dù đối với cá tra, đây vẫn là một mức tăng lớn – tương đương 10% chi phí tăng thêm – nhưng sẽ không tác động quá nhiều tới nhu cầu tiêu dùng. “Tôi không biết chính xác mức nhạy cảm về giá của người tiêu dùng Mỹ, nhưng thường 10% tăng tăng không gây ra bất cứ sự sụt giảm mạnh nào về tiêu dùng – nhưng vẫn cần theo dõi sát sao tình hình”, ông Elderkamp cho hay.

Sự nổi lên của Nhật Bản

Nhưng trong khi châu Âu và Mỹ gây ra nhiều thách thức cho xuất khẩu cá tra Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản đang nổi lên trở thành các thị trường tăng trưởng tốt và chào đón nhiệt thành cá tra Việt Nam. “May mắn là thị trường Trung Quốc đang tăng trưởng nhanh, trở thành thị trường xuất khẩu cá tra lớn, bù đắp sự sụt giảm của thị trường EU”, ông Elderkamp cho hay, “Trung Quốc đang có nhu cầu lớn đối với nhiều mặt hàng nông sản. Trung Quốc dường như đã khám phá ra cá tra là loại cá giá rẻ, dễ ăn và sử dụng rất nhiều trong thức ăn đường phố”.

Nhật Bản thực sự là một thị trường tương đối mới cho cá tra, nhưng đang nhập khẩu rất mạnh. Một lý do có thể là do thiếu nguồn lươn để làm món unagi, buộc người Nhật phải tìm các loại thủy sản khác thay thế. “Cá tra, nếu bạn tẩm ướp đúng cách thì sẽ là một lựa chọn thay thế rất tốt và rẻ hơn rất nhiều”, ông Elderkamp tiết lộ.

Chất lượng cá tra xuất sang Nhật Bản rất cao và tất cả các lô hàng đều là cá tra không xử lý phụ gia và đáp ứng một số phân khúc nhất định. “Đây là một tín hiệu tốt cho ngành cá tra Việt Nam khi Nhật Bản đang tìm kiếm và thực sự giao dịch – và quan trọng là khi người Nhật mua hàng của bạn, uy tín của bạn sẽ tăng lên”,

Theo Intrafish
Admin

Giá thịt lợn kỷ lục trước Tết Nguyên đán làm bùng phát tình trạng nhập lậu

Bài trước

Giá thịt lợn tăng mạnh bất chấp lợi nhuận bùng nổ trong ngành chăn nuôi của Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt