Thịt

Biến đổi khí hậu đang tăng, chăn nuôi là vấn đề hay giải pháp?

Ngay cả khi hạn hán nghiêm trọng hoành hành khắp Zimbabwe hồi năm ngoái, Isaac Siziba và vợ ông là Khumutso vẫn có thực phẩm tiêu dùng. Thu hoạch sản xuất hàng năm của họ không có các cây trồng phụ thuộc vào nước, mà từ dê.

“Dê là loài dễ nuôi và sinh sôi nhanh, ngay cả trong điều kiện sống tồi tệ nhất, nhưng với hoạt động quản lý tốt hơn, dê mang lại thu nhập nhanh hơn”, ông Siziba – người nông dân 49 tuổi - cho biết. “Khi cần mua thứ gì hoặc cần trang trải chi phí gì đó trong nhà, tôi có thể dễ dàng bán vài con dê để lấy tiền. Chúng tôi cần tiền để mua thực phẩm, thanh toán học phí cho lũ trẻ và trang trải nợ nần nhờ thu nhập từ dê”.

Đối với Siziba, vấn đề gây tranh cãi giữa các chuyên gia về tính bền vững của hoạt động chăn nuôi – vốn bị chỉ trích bởi một số ý kiến liên quan đến hệ quả môi trường rất lớn mà hoạt động sản xuất này gây ra – có vẻ xa rời với thực tế cuộc sống mà ông đang có tại Gwanda. Khu vực này cách Bulawayo, thành phố lớn thứ 2 của Zimbabwe khoảng 150km về phía Nam, nằm tại tỉnh Matabeleland, vốn có lịch sử hạn hán nghiêm trọng, khiến trồng trọt bất cứ loại cây trồng nào cũng rủi ro.

Hoạt động chăn nuôi đã giúp nhiều hộ gia đình nông dân quy mô nhỏ tại nơi này tồn tại, bên cạnh một số cây trồng chống chịu khô hạn tốt như lúa miến và hạt kê. “Ở đây không có nhiều việc làm và rất ít người trẻ tuổi có đủ kiên nhẫn để làm công việc nuôi dê, nhưng chính việc này đã giúp gia dình tôi tồn tại và chúng tôi muốn tăng quy mô đàn dê”, ông Siziba phát biể. Giá dê hiện dao động trong khoảng 30 – 50 USD/con tùy thuộc vào tuổi và giống.

Sống nhờ vào chăn nuôi

Khoảng 750 triệu người tại các nước thu nhập thấp và trung bình sống dựa vào hoạt động chăn nuôi, là nguồn cung cấp thực phẩm, nhiên liệu, thu nhập và an sinh xã hội – đặc biệt là tai châu Phi, nơi có rất nhiều người đang chật vật để sinh tồn, theo Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) cho biết.

Trên toàn cầu, ngành chăn nuôi chiếm 40% tổng GDP nông nghiệp, ILRI cho biết. Theo FAO, 4/5 hàng hóa thực phẩm có giá trị cao nhất trong năm 2013 là chăn nuôi, với tổng giá trị hơn 600 tỷ USD.

Càng nhiều thịt, càng nhiều phát thải

Nhưng khi biến đổi khí hậu dẫn đến hạn hán ngày càng thường xuyên và nhiệt độ đang tăng, các nguồn nước cạn kiệt cũng như đất đai chăn thả gia súc ngày càng ít, một số chuyên gia cho rằng chăn nuôi đang đặt ra mỗi đe dọa cho môi trường.

Sản xuất chăn nuôi phát thải một nửa tổng lượng phát thải methane toàn cầu, ILRI cho biết. Methane chứa khí thải nhà kính nhiều hơn nhiều so với carbon dioxide và là một nguyên nhân chính gây ra sự ấm lên toàn cầu. Gidon Eshel,  giáo sư khoa học môi trường và vật lý tại Bard College (New York), đồng tác giả một nghiên cứu năm 2014, phát hiện ra rằng tại Mỹ, sản xuất thịt bò dẫn đến phát thải khí nhà kính cao hơn chăn nuôi lợn hoặc gà tới 5 lần. “Sự phụ thuộc ngày càng tăng của chúng ta vào các sản phẩm động vật trong thực đơn toàn cầu là một rào cản rất lớn để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu”, ông Eshel phát biểu với Thomson Reuters Foundation.

Nhưng trong các cộng đồng dân cư có thu nhập thấp, chăn nuôi – bao gồm bò sữa – có thể là tường thành duy nhất phân cách họ với tình cảnh đói ăn, ông nhấn mạnh thêm. “Tôi nghĩ rằng xóa đói là ưu tiên hàng đầu, trước cả các vấn đề môi trường”.

Tác động môi trường

ILRI cho rằng giải pháp cho các thách thức môi trường từ chăn nuôi là phải quản lý hoạt động này tốt hơn. “Khi chúng ta nhận ra xe hơi và máy bay tác động tiêu cực ra sao đến môi trường, chúng ta không từ bỏ các phương tiện này, chúng ta tìm cách để khiến các phương tiện này hiệu quả hơn. Tương tự đối với ngành chăn nuôi – chúng tôi đang tìm hiệu quả cao hơn” – theo tổng giám đốc ILRI Jimmy Smith cho biết. Ông Smith cũng cho rằng sẽ không thể đạt Các mục tiêu phát triển bền vững – được đồng thuận bởi các thành viên UN năm 2015 theo đúng lộ trình xóa đói giảm nghèo, trong số các thách thức chính khác – mà không có ngành chăn nuôi.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 40% thu nhập hộ gia đình của các cộng đồng chăn nuôi đến từ chính hoạt dộng chăn nuôi. Hoạt động chăn nuôi được quản lý tốt có thể làm giảm sự ấm lên toàn cầu, đồng thời bảo vệ được nông dân khỏi các tác động của thua lỗ trong chăn nuôi do các cú shock khí hậu và áp lực, theo ILRI. Tăng năng suất vật nuôi thông qua chất lượng thức ăn tốt hơn, cải thiện chăm sóc thú y và sử dụng các giống vật nuôi phù hợp nhất với tiềm năng dể tăng gấp đôi năng suất/vật nuôi và giảm tác động môi trường, ông Smith cho biết.

Theo Thomson Reuters Foundation
Admin

Việt Nam trồng lúa 'phát thải thấp' trong năm nay

Bài trước

Bộ Nông nghiệp giải thích vì sao tín chỉ carbon của Việt Nam có giá 5 USD

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt