Các nước Đông Nam Á có thể phải đối mặt với tác động nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, làm hạn chế tiềm năng của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), nơi nông nghiệp vẫn chiếm hơn 10% GDP.
Một lý do khiến khu vực này dễ tổn thương là các khu vực bị tác động nặng nề nhất thường là các khu vực sản xuất nông nghiệp và các khu vực ven biển, tập trung rất nhiều người nghèo sinh sống. Các kế hoạch thích ứng, cải thiện cơ sở hạ tầng và các chương trình hỗ trợ người dân thích ứng tốt hơn với tình hình là rất cần thiết.
Tuy nhiên, mức độ sẵn sàng ứng phó biến đổi khí hậu khác nhau giữa các nước trong khu vực và vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết, theo một nghiên cứu có tên “Mức độ sẵn sàng thích ứng biến đổi khí hậu tại các nước ASEAN” (Climate Change Adaptation Readiness in the Asean Countries) do Viện Môi trường Stockholm (SEI) và chương trình hợp tác ASEAN – Đức về ứng phó với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp và lâm nghiệp, được hỗ trợ bởi Bộ Hợp tác và Phát triển kinh tế Liên bang Đức.
“ASEAN vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết do mô hình phát triển kinh tế hiện nay định hướng rất mạnh theo thị trường, đói nghèo còn phổ biến và hạn chế tài chính để cấp vốn cho các hoạt động giảm thiểu và thích ứng biến đổi khí hậu”, theo ông Albert Salamanca, nhà nghiên cứu cấp cao của SEI và đồng chủ biên báo cáo với Hà Nguyễn phát biểu.
Báo cáo phân loại các nước ASEAN thành 3 nhóm: tiên phong thích ứng, các nhà vô địch mới nổi và nhóm chờ và quan sát. Các nước ASEAN giàu có là Singapore và Brunei không được tính đến trong báo cáo do sự khác biệt về mức độ sẵn sàng và nguồn lực tài chính.
Nhóm tiên phong thích ứng là Philippines và Việt Nam, Cả hai nước đều dễ tổn thương trước các cơn bão lớn và nước biển tăng. Philippines có một khung thích ứng và các kế hoạch hành động rõ ràng, với sự tham gia của cộng đồng. Ông Salamanca chỉ ra các chiến dịch quy mô quốc gia đầy triển vọng để khôi phục các rừng ngập mặn nhằm bảo vệ các khu vực ven biển.
Việt Nam cũng có ý thức cao và kế hoạch quốc gia rõ ràng cùng với cá kế hoạch hành động và mục tiêu, giúp lên kế hoạch, giám sát và đánh giá hoạt động. Các thách thức Việt Nam phải đối mặt vào gồm xâm mặn vào ĐBSH, sạt lở đất, khan hiếm nước và gián đoạn hệ sinh thái sông do các nhà máy thủy điện xây dựng ở thượng nguồn, thuộc về Trung Quốc và Lào.
Nhóm các nhà vô địch mới nổi bao gồm Campuchia, Myanmar và Indonesia. Campuchia và Myanmar hưởng lợi từ sự hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế để tăng cường năng lực thích ứng của các cộng đồng. Indonesia – vốn rất dễ tổn thương với nước biển tăng – có một cơ chế và chính sách mạch lạc, Chính sách quốc gia có mục tiêu rõ ràng về thích ứng hệ sinh thái, sinh kế bền vững và tính bền bỉ trong hoạt động kinh tế là 3 động lực chính của kế hoạch thích ứng biến đổi khí hậu. Quỹ biến đổi khí hậu Indonesia cùng với các quỹ hợp tác quốc gia và quốc tế cấp vốn cho các hoạt động này.
Nhóm thích ứng chờ và quan sát bao gồm Thái Lan và Malaysia. Các nước này ít chịu rủi ro hơn Philippines và Việt nam, và có nhiều nguồn lực hơn Campuchia và Myanmar. Nhưng chính các điều kiện này làm nảy sinh sự tự mãn. Thái Lan, làm ví dụ, đáng lẽ có thể nhận thấy thiệt hại từ thảm họa năm 2011 trở thành cơ hội để tăng cường các hoạt động thích ứng biến đổi khí hậu và năng lực thích ứng của cộng đồng, nhưng bất ổn chính trị đã ngăn cản các hoạt động này.
Malaysia có chính sách quốc gia lâu năm đối với biến đổi khí hậu nhưng báo cáo cho rằng trọng tâm của chính sách này tập trung hơn vào giảm thiểu như giảm khí thải và ít tập trung vào thích ứng để chuẩn bị cho các cộng đồng dễ tổn thương.
Lào nhận được hỗ trợ và tài chính từ các cơ quan quốc tế nhưng các chương trình hoạt động của nước này thiếu kết nối giữa các bộ, báo cáo cho hay. Các chính sách chồng chéo, hợp tác yếu và thiếu cam kết cộng với hạn chế nguồn lực về vốn, chuyên gia là các vấn đề chính.
Ông Salamanca nhấn mạnh rằng báo cáo tập trung vào chính sách và đây mới chỉ là bước khởi động cho cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu. “Rõ ràng vẫn còn nhiều yêu cầu cần được thực hiện, đặc biệt là về triển khai tích cực các hoạt đọng trên phạm vi cả nước. Hứa là một chuyện, hành động lại là chuyện khác”, ông nhấn mạnh với Asia Focus.
Ngoài các chính sách và kế hoạch hành động, Đồng thuận Paris nhận thấy rằng các hành động thành công trong giảm thiểu và thích ứng các tác động của biến đổi khí hậu cần có tính bao trùm, đặc biệt là trong thích ứng. Ông Salamanca cho rằng thích ứng phải có sự tham gia và minh bạch, có tính đến các cộng đồng và các hệ sinh thái dễ tổn thương. Thích ứng cần bao gồm các kiến thức khoa học kết hợp với tri thức bản địa. Tính bao trùm có ý nghĩa khi tạo ra được các không gian “dân chủ”, cho phép các quan điểm đa dạng được lên tiếng. “Tuy nhiên, các không gian như vậy tại các khu vực này lại khá nhỏ hẹp, ngăn cản các cộng đồng dễ tổn thương lên tiếng – do họ thường có khuynh hướng tách biệt với cac cộng đồng chính”.
Theo Bangkok Post
Bình luận