Hoạt động sản xuất bia tại Mỹ đã tăng 198% trong giai đoạn 2012 – 2014 và bia hiện chiếm 32% sản xuất ngành đồ uống, đứng thứ 2 chỉ sau đồ uống không cồn.

Tính tổng thể, tỷ trọng ngành đồ uống trong ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống của Mỹ tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định 2,3% lên 145 tỷ USD, theo dữ liệu tổng hợp từ Khuynh hướng bao bì đóng gói toàn cầu năm 2016 và Khuynh hướng hoạt động chế biến thực phẩm năm 2017. Tăng trưởng ổn định của ngành đồ uống được thúc đẩy bởi sự thay đổi trong các phân khúc sản phẩm của ngành này.

Trong cơ cấu ngành đồ uống và thực phẩm Mỹ, đồ uống là ngành tăng trưởng nhanh nhất về số lượng cơ sở sản xuất đồ uống, với mức tăng 63,4%, và phần lớn sự tăng trưởng này đến từ sự bùng nổ số lượng nhà máy sản xuất bia. Đây là kết quả của việc thu hút người tiêu dùng đến với chất lượng, hương vị và các kỹ thuật ủ bia đang tạo nên một đợt bùng nổ trong ngành ủ bia thủ công. Thực tế, ngành sản xuất bia đã tăng 198% trong giai đoạn 2012 – 2014 và bia hiện chiếm 32% sản xuất đồ uống tại Mỹ, đứng thứ hai sau đồ uống không cồn (gồm nước uống có gas, nước đóng chai, nước trái cây đóng chai) chiếm 42%. Rượu vang chiếm 16% và rượu chưng cất chiếm 10% trong cơ cấu ngành đồ uống.

Các khuynh hướng quan trọng khác chi phối hoạt động sản xuất là sự phát triển ngày càng mạnh của các đồ uống tốt cho sức khỏe, như thay thế các màu và hương liệu nhân tạo bằng màu và hương liệu tự nhiên, hoặc bổ sung dinh dưỡng cho các loại đồ uống. Nhìn chung, ngành này đang dịch chuyển tới cung ứng các can/chai có dung tích nhỏ hơn để đón khuynh hướng tiêu dùng ít calorie hơn.

Thói quan của người tiêu dùng đang chi phối những thay đổi bao gồm sự ưa chuộng ngày càng tăng đối với các đồ uống tăng lực, đồ uống có vị đa dạng, đồ uống tăng cường dinh dưỡng. Tăng trưởng được dự báo chậm lại trong vài năm tới so với mức tăng trưởng 2 con số hiện nay, xuống còn khoảng 8%. Tăng trưởng đồ uống có gas tiếp tục là nguyên nhân chính của giảm tăng trưởng toàn ngành, vốn là thực trạng diễn ra trong 5 năm qua. Đây là kết quả của khuynh hướng dịch chuyển đến các lựa chọn thay thế tốt hơn cho sức khỏe. Từ góc nhìn của ngành, số lượng thức uống được tiêu thụ vẫn như cũ giúp giảm thua lỗ trong hoạt động kinh doanh của các nhà sản xuất đồ uống.

Trên phạm vi toàn cầu, thông tin từ các báo cáo cho thấy tăng trưởng tốt trong tiêu dùng trà uống liền, nước uống có vị, các đồ uống từ sữa, kombuchas lạnh (trà sủi bọt nhẹ được ưa chuộng tại châu Á) và các đồ uống lên men khác. Cà phê tiếp tục đạt tăng trưởng tiêu dùng 2 con số trong phân khúc bán lẻ, và doanh số cà phê con nhộng sẽ vượt cà phê rang xay vào năm 2018.

Về các sản phẩm từ sữa, sản xuất sữa nước đã tăng 7,5% từ năm 2012 – 2014, nhưng tiêu dùng sữa truyền thống đã suy yếu. Tăng trưởng ngành sữa chủ yếu đến từ việc phô mai và sữa chua ngày càng được ưa chuộng.

Đứng từ phía máy móc công nghệ, chi tiêu vốn vào công nghệ sản xuất đồ uống đã giảm 5% trong giai đoạn 2008 – 2014. Sự suy giảm này phần nào được bù đắp bởi tăng 28,9% trong hoạt động thuê máy móc thiết bị. Thị trường bia mới nổi có thể là một điểm nóng, khi nhiều nhà đầu tư mới đang đợi để mua thiết bị cho tới khi họ vững chân hơn hoặc hiểu rõ hơn về các nhu cầu vốn.

Trong các phân khúc đồ uống, máy móc thiết bị ngành sữa có giá trị thương mại lớn nhất trong giai đoạn 6 năm trên, tăng 42,8%, và giá trị thương mại trong 2 năm cuối của giai đoạn trên (2012-14) cũng tăng mạnh nhất, 16%. Mức tăng tiêu chi tiêu vào máy móc thiết bị lớn nhất cũng diễn ra trong ngành sữa. Ngược lại, hoạt động thuê máy móc thiết bị trong ngành sữa giảm 7,8%. Một trong những nguyên nhân là do nhiều nhà sản xuất đã có thể chia sẻ một phần chi phí nhờ tăng giá sữa bán lẻ.

Theo Asia Food Journal
Admin

Nespresso của Nestle bán viên cà phê nén từ giấy, có thể phân hủy

Bài trước

Bản đồ cà phê thế giới: Các xu hướng tiêu dùng điều tiết các luồng cà phê

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc