0

Ấn Độ sẽ cho phép xuất khẩu gạo trắng non-basmati sang một số quốc gia như Philippines - một trong những nhà nhập khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới – theo quyết định mới nhất của chính phủ nước này.

Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, vào tháng 7/2023 đã cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati và sau đó áp thuế xuất khẩu 20% đối với các lô hàng gạo đồ để kìm hãm giá gạo nội địa và đảm bảo đủ nguồn cung cho thị trường nội địa. Tuy nhiên, New Delhi cho biết họ vẫn sẽ xem xét các yêu cầu cung cấp gạo từ các quốc gia nghèo, dễ bị tổn thương trong từng trường hợp cụ thể. Ấn Độ sẽ cung cấp 295.000 tấn gạo trắng non-basmati cho Philippines. Philippines, quốc gia thường phụ thuộc vào Việt Nam trong phần lớn nhu cầu nhập khẩu, đang phải vật lộn để kiềm chế lạm phát và Tổng thống Ferdinand Marcos Jr đã đặt ra mức trần giá gạo để kiểm soát tỷ giá.

Ngoài Philippines, chính phủ Ấn Độ cũng sẽ cung cấp gạo trắng non-basmati cho Nepal, Cameroon, Malaysia, Seychelles, Bờ Biển Ngà và Cộng hòa Guinea. Tổng cộng, Ấn Độ sẽ bán hơn 1 triệu tấn cho bảy quốc gia trên. Vào tháng 8, Ấn Độ đã cho phép xuất khẩu một phần gạo sang Bhutan, Mauritius và Singapore. Một nguồn tin chính phủ cho biết Ấn Độ khó có thể xem xét thêm bất kỳ yêu cầu cung cấp gạo nào cho đến khi nông dân thu hoạch vụ mùa mới. Nông dân Ấn Độ mới bắt đầu thu hoạch vụ lúa. Mặc dù diện tích trồng lúa tăng lên trong năm 2023, nhưng mùa mưa không thuận lợi có thể ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

Chính phủ đang muốn tăng cường dự trữ bằng cách thu mua khối lượng lớn lúa mới thu hoạch từ nông dân. Vụ mùa bội thu và chính phủ tăng mua sẽ làm giảm bớt lo ngại về nguồn cung nội địa giảm. Trong một tuyên bố khác, chính phủ cho biết sản lượng lúa tính tới hết tháng 6/2023 đạt 135,7 triệu tấn, tăng so với 129,4 triệu tấn sản xuất trong năm trước. Sản lượng lúa mì đạt tổng cộng 110,5 triệu tấn so với 107,7 triệu tấn của năm trước.

Nông dân sản xuất gạo basmati Ấn Độ đối mặt thua lỗ do giá sàn làm giảm xuất khẩu

Nông dân và nhà xay xát cho biết, quyết định của Ấn Độ duy trì mức giá sàn hiện tại đối với xuất khẩu gạo basmati sẽ tiếp tục cản trở việc bán loại gạo cao cấp ra nước ngoài và ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân, khiến người trồng phải gánh chịu lượng tồn kho lớn của giống gạo vụ mới. Ấn Độ và Pakistan là những nước trồng gạo basmati duy nhất trên thế giới. Ấn Độ đã xuất khẩu hơn 4 triệu tấn basmati - loại ngũ cốc hạt dài cao cấp nổi tiếng nhờ hương thơm - sang các nước như Iran, Iraq, Yemen, Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Mỹ.

Chính phủ Ấn Độ ấn định giá sàn hay giá xuất khẩu tối thiểu (MEP) là 1.200 USD/tấn vào tháng 8/2023. Trước đó, các nhà quan sát dự báo chính phủ Ấn Độ ​​sẽ cắt giảm MEP nhưng chính phủ nước này cho biết họ sẽ duy trì giá sàn cho đến khi có thông báo mới. Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, cũng đã hạn chế xuất khẩu các loại gạo non-nasmati trong nỗ lực kiềm chế giá trong nước trước các cuộc bầu cử quan trọng ở các bang. Sukrampal Beniwal, người trồng giống basmati ở phía bắc đất nước cho biết: “Chúng tôi đang phải đối mặt với những tổn thất lớn”. “Chúng tôi đã thu hoạch xong nhưng không có người mua”.

Nông dân gieo trồng các giống lúa mùa hè vào các tháng mưa tháng 6, 7 và bắt đầu thu hoạch từ tháng 10. Khi vụ thu hoạch mới bắt đầu, giá bắt đầu giảm. Nông dân, nhà xay xát và nhà xuất khẩu tin rằng chính phủ sẽ hạ giá sàn, hiện ở mức mà họ cho là quá cao, khi vụ mùa mới được tung ra thị trường. Vijay Setia, nhà xuất khẩu hàng đầu từ bang Haryana phía bắc, một trong những vựa lúa mì của Ấn Độ, cho biết: “Quyết định tiếp tục duy trì mức giá sàn 1.200 USD/tấn là một cú sốc lớn đối với chúng tôi” và đề xuất chính phủ hạ giá sàn xuống mức 850 – 900 USD/tấn ngay lập tức.

Ông Beniwal cho biết, nông dân trồng lúa basmati đang gặp khó khăn trong việc bán sản phẩm của mình vì các nhà xay xát và thương mại đã ngừng đến thu mua. Các thương nhân cho biết giá lúa basmati đã giảm hơn 20% kể từ khi chính phủ áp đặt giá sàn. Basmati không được tiêu thụ rộng rãi ở Ấn Độ và chính phủ không mua giống này cho kho dự trữ nhà nước. Một nhà xuất khẩu hàng đầu yêu cầu giấu tên cho biết: “Nông dân đang ở trong tình trạng khó khăn đáng thất vọng”. “Chúng ta đang tạo cơ hội cho Pakistan giành quyền kiểm soát thị trường gạo basmati trong thời gian ngắn”.

Theo Reuters

Admin

Cuộc chiến gạo basmati giữa Ấn Độ và Pakistan trở nên gay gắt

Bài trước

Trung Quốc ban hành giá sàn thu mua gạo năm 2024

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc