0

Các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam đã đàm phán lại giá cao hơn với khoảng 500.000 tấn gạo, theo hai nguồn tin cho hay, do giá gạo toàn cầu tăng vọt lên mức cao nhất trong 15 năm sau động thái cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ từ cuối tháng 7/2023. Đây là xác nhận đầu tiên về diễn biến giá gạo tăng cao kể từ khi Ấn Độ bất ngờ ban hành lệnh cấm, khiến các nhà nhập khẩu phải trả nhiều tiền hơn cho loại ngũ cốc được tiêu dùng phổ biến nhất thế giới này giữa bối cảnh nguồn cung thắt chặt.

Các nhà xuất khẩu gạo châu Á đã tăng giá chào bán khoảng 20% kể từ khi Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati hồi tháng trước, đẩy rủi ro lạm phát thực phẩm lên cao tại một số nước tiêu dùng dễ tổn thương nhất tại châu Á và châu Phi do thời tiết thất thường và cuộc chiến tại Ukraine. “Khách hàng đã đồng ý trả giá cao hơn cho một số lô hàng mà họ mua để giao trong tháng 8”, theo một công ty giao dịch quốc tế cho hay. Ông cho biết thêm khoảng 200.000 tấn gạo đã được giao trong tháng 8, trong khi đó 300.000 tấn gạo vẫn chưa được bốc hàng tại các cảng của Việt Nam.

Các nước nhập khẩu, bao gồm Indonesia và Philippines, đã trả giá cao hơn từ 30 – 80 USD/tấn so với các hợp đồng đã ký ở mức khoảng 550 USD/tấn cho gạo thơm Việt Nam trước khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo trắng trong tháng 7, theo các nhà giao dịch tại Singapore cho hay. Thỏa thuận mới giúp doanh thu của các người bán tăng khoảng 15 – 40 triệu USD so với giá thỏa thuận trước khi Ấn Độ ban hành lệnh cấm.

Lênh cấm xuất khẩu từ Ấn Độ - nước chiếm 40% nguồn cung xuất khẩu gạo thế giới – đã rút khỏi thị trường khoảng 10 triệu tấn gạo ra khỏi thị trường quốc tế. “Việc đàm phán lại các hợp đồng về cơ bản được tiến hành cho các loại gạo trắng non-basmati”, theo một nhà giao dịch tại Mumbai cho hay. “Cả người bán và người mua đều phải gánh một phần giá tăng do giá gạo nội địa cũng tăng mạnh. Người bán trước đó đã không tăng giá theo giá thị trường”.

Gạo thơm từ Việt Nam đang chào bán với giá lên tới 700 USD/tấn nhưng giá đàm phán lại chỉ ở mức 580 – 630 USD/tấn. Giá gạo Thái 5% tấm chào bán ở mức 650 – 655 USD/tấn, trong khi giá gạo cùng loại chào bán ở mức 620 – 630 USD/tấn. Giá gạo Thái dao động ở mức 545 USD/tấn và giá gạo Việt Nam ở mức 515 – 525 USD/tấn trước khi Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu.

Bộ Công thương Việt Nam ban hành hướng dẫn xuất khẩu gạo, ổn định nguồn cung

Bộ Công thương (MoIT) ngày 15/8 đã ban hành hướng dẫn phát triển các thị trường xuất khẩu gạo và bình ổn thị trường nội địa trước những thay đổi khó lường trên thị trường quốc tế để triển khai chỉ đạo của Thủ tướng về thúc đẩy sản xuất gạo và xuất khẩu bền vững, đảm bảo an ninh lương thực. Theo đó, MoIT yêu cầu cơ quan quản lý thị trường theo dõi sát sao giá gạo để đảm bảo cân đối giữa xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, giám sát các nguồn cung và giá bán để ngăn ngừa đầu cơ tích trữ và lũng đoạn giá, cũng như ngăn ngừa vận chuyển và thương mại không rõ nguồn gốc và xử lý nghiêm các vi phạm quy định thương mại và xuất khẩu gạo theo Nghị định 107/2018/ND-CP ban hành ngày 15/8/2018.

Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương đã được phân công khẩn trương hoàn thiện điều chỉnh và bổ sung Nghị định 107/2018/ND-CP để trình chính phủ trong quý 3/2023. Cơ quan này cũng phải phối hợp với các cơ quan khác trong các bộ khác, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), các văn phòng thương mại ở nước ngoài để theo dõi thị trường gạo thế giới và các chính sách xuất khẩu gạo của các nước sản xuất gạo lớn để kịp thời báo cáo cho MoIT và các cơ quan liên quan cùng các hiệp hội. MoIT cũng hướng dẫn các sở nhanh chóng vạch ra chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo cho tới năm 2030, đã được phê duyệt bởi Thủ tướng trong tháng 5 và hợp tác với Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam, các văn phòng thương mại Việt Nam ở nước ngoài và VFA để triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, đa dạng hóa các sản phẩm gạo và các thị trường.

Các nhà xuất khẩu gạo phải theo dõi sát sao các quy định để báo cáo định kì và duy trì mức dự trữ tối thiểu, đồng thời làm việc với VFA để xây dựng các kế hoạch sản xuất và thương mại, kết hợp các chương trình bình ổn thị trường, đóng góp vào đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Trong 7 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 4,84 triệu tấn gạo, trị giá 2,58 tỷ USd, tăng 29,6% so với cùng kỳ năm 2022. Sản lượng lúa năm 2023 ước đạt 43,2 – 43,4 triệu tấn, tăng 1,8 – 2% so với năm 2022. Với tình hình sản xuất hiện nay, Việt Nam có thể đáp ứng tiêu dùng nội địa và xuất khẩu từ 7 – 7,5 triệu tấn. Giá gạo tại ĐBSCL vào cuối tháng 7 đạt mức cao nhất trong 10 năm sau khi Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati.

Theo Reuters, VNS

Admin

Dự báo xuất khẩu gạo năm 2024 của Việt Nam vượt mục tiêu

Bài trước

Văn bản Chính sách số 1 ưu tiên phát triển nông thôn và an ninh lương thực trong năm 2024

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc