Sau khi duy trì vị thế xuất khẩu hạt điều số 1 thế giới trong suốt 2 thập kỷ qua, sự đảo chiều bất ngờ từ thặng dư thương mại sang thâm hụt thương mại đang khiến vị thế của ngành điều Việt Nam lung lay tới tận tốc. Các sản phẩm hạt điều Việt Nam đã hiện diện tại 90 nước và vùng lãnh thổ, với doanh thu xuất khẩu tăng đều theo từng năm.
Năm 2006, giá trị xuất khẩu hạt điều đạt 520 triệu USD, Việt Nam chính thức trở thành nước xuất khẩu hạt điều lớn nhất thế giới. Năm 2010, doanh thu xuất khẩu hạt điều chính thức cán mốc 1 tỷ USD, chính thức gia nhập nhóm hàng hóa xuất khẩu tỷ đô. Sau đó, giá trị xuất khẩu hạt điều tăng từ 2,84 tỷ USD năm 2016 lên 3,36 tỷ USD năm 2018. Năm 2019 – 2020, giá trị xuất khẩu bắt đầu giảm nhẹ. Tuy nhiên, Việt Nam có thặng dư thương mại hạt điều trong suốt 30 năm qua. Năm 2021, bất chấp đại dịch COVID-19, ngành hạt điều vẫn thu về 3,64 tỷ USD từ xuất khẩu, tăng 12,9% so với năm 2020. Tuy nhiên, để đạt giá trị xuất khẩu cao, Việt Nam phải chi khoản lớn để nhập khẩu nguyên liệu thô. Tổng cục Thống kê báo cáo Việt Nam nhập khẩu tới 2,87 triệu tấn điều thô, trị giá 4,185 tỷ USD, nghĩa là tăng 91,3% về lượng và 91,3% về giá trị so với năm 2020. Đây là năm đầu tiên Việt Nam ghi nhận thâm hụt thương mại cao sau 3 thập kỷ thặng dư thương mại hạt điều.
Năm 2022, Việt Nam giành lại vị thế thặng dư thương mại ngành điều khi giá trị xuất khẩu hạt điều đạt 3,08 tỷ USD và giá trị nhập khẩu điều thô là 2,68 tỷ USD. Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 2023, Việt Nam một lần nữa ghi nhận thâm hụt thương mại ngành điều, khi giá trị xuất khẩu đạt 648 triệu USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2022 nhưng giá trị nhập khẩu lên tới 760 triệu USD, tăng 2,8% trong cùng kỳ so sánh.
Từ năm 2021, Việt Nam đã nhập khẩu điều thô từ Campuchia thay vì châu Phi. Năm 2021, nhập khẩu điều thô từ Campuchia chiếm tới 44,8% tổng kim ngạch nhập khẩu điều thô của Việt Nam, tăng 5,17 lần so với năm 2020 về lượng và 6,79 lần về giá trị. Trong năm 2022, nhập khẩu điều thô từ Campuchia chiếm 40,6% tổng giá trị nhập khẩu điều thô. Việt Nam cũng nhập khẩu điều thô từ Bờ Biển Ngà, Ghana, Nigeria và Tanzania. Trong 3 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu điều thô từ Campuchia vào Việt Nam đạt 447,5 triệu USD, chiếm 58,9% tổng giá trị nhập khẩu điều thô.
Những cảnh báo
Lợi thế lớn nhất của ngành hạt điều Việt Nam là công nghệ chế biến hiện đại do Việt Nam làm chủ. Hiện có 500 doanh nghiệp sản xuất và chế biến hạt điều với tổng công suất 4 triệu tấn diều thô hàng năm. Tuy nhiên lợi thế này đang ngày càng trở nên kém quan trọng hơn khi châu Phi và Campuuchia cũng chế biến điều thô nội địa để giảm xuất khẩu thô. Họ triển khai các chính sách ưu đãi để khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến và kiểm soát xuất khẩu điều thô bằng cách áp thuế cao lên xuất khẩu.
Trong khi đó, Việt Nam đang miễn thuế đối với nhập khẩu điều thô lẫn nhập khẩu điều nhân cho chế biến và xuất khẩu. Với chính sách này, các công ty chế biến lớn của Việt Nam sẽ chuyển sang nhập khẩu điều và thu hẹp sản xuất để tập trung vào một số khâu sản xuất cuối cùng, bỏ qua các công đoạn khác của dây chuyền sản xuất hiện đại mà họ từng bỏ tiền đầu tư vào.
Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho biết vị trí số 1 trong nhiều năm qua đang lung lay và Việt Nam sẽ bị tụt hạng nếu không nhận thức vấn đề và có hành động giải quyết ngay lúc này. Vinacas lo ngại rằng các công ty chế biến hạt điều cho xuất khẩu, phần lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có thể dần chặn nguồn nguyên liệu của các nhà máy Việt Nam, do đó dẫn tới sự phá sản của các nhà máy nhỏ và vừa của Việt Nam. Đây là hệ quả của chính sách nhập khẩu điều thô vào Việt Nam và không áp dụng bất cứ chính sách bảo vệ nào đối với ngành điều nội địa. Vinacas đã gửi công văn tới Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng như Bộ Công thương yêu cầu hỗ trợ các vấn đề liên quan tới thuế nhập khẩu hạt điều. Hiệp hội đang tìm cách vận động áp thuế tối thiểu đối với nhập khẩu hạt điều như cách mà Ấn Độ đang làm. Chuyên gia Hoàng Trọng Thủy cho rằng Việt Nam đang phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu, trong khi không đặt trọng tâm vào phát triển các vùng nguyên liệu. Do đó, khi các nguồn cung điều thô thay đổi chiến lược, ngành hạt điều Việt Nam sẽ gánh chịu hậu quả.
Theo VNS
Bình luận