Theo các nhà chức trách Ấn Độ, nước này đã xuất khẩu hết hạn ngạch 6,1 triệu tấn đường, mang về nguồn ngoại tệ lớn trong bối cảnh giá đường đang ở mức cao nhất trong nhiều năm liền trên thị trường thế giới và nhu cầu cao. Tuy nhiên, nước sản xuất đường lớn thứ 2 thế giới này khó có thể cho phép xuất khẩu thêm trong năm tài chính kết thúc vào ngày 30/9 do sản lượng đường dự báo giảm.
Diễn biến này có thể đẩy giá đường thế giới tiếp tục tăng và tạo điều kiện thuận lợi để Brazil tăng xuất khẩu đường trên thị trường thế giới. “Các nhà máy đã giao toàn bộ lượng đường được phân bổ xuất khẩu và không còn được phép xuất khẩu thêm khi giá đường trên thị trường thế giới rất hấp dẫn”, theo Prakash Naiknavare, giám đốc điều hành the National Federation of Cooperative Sugar Factories Ltd cho hay. Các nhà máy thu về hơn 50.000 rupees/tấn, tương đương 604,6 USD/tấn từ xuất khẩu, so với giá nội địa chỉ ở mức 36.500 rupees/tấn. Có những tin đồn hồi đầu tháng 5 về việc Ấn Độ có thể cấm xuất khẩu nên các nhà máy đều ráo riết đẩy nhanh giao hàng đã được phân bổ.
Trong niên vụ 2021-22, xuất khẩu đường của Ấn Độ đạt mức cao kỷ lục 11 triệu tấn nhưng chính phủ chỉ cho phép xuất khẩu 6,1 triệu tấn trong năm tài khóa hiện tại do sản lượng đường dự báo giảm. Trong niên vụ hiện tại, sản lượng đường dự báo giảm từ mức cao kỷ lục 35,8 triệu tấn hồi năm ngoái xuống còn 32,8 triệu tấn. Giảm sản xuất nội địa đã đóng lại khả năng chính phủ cho phép xuất khẩu thêm mà các nhà máy đều kỳ vọng trước đó. “Chúng tôi không yêu cầu chính phủ cho phép xuất khẩu thêm trong niên vụ hiện tại vì biết điều đó là không thể”.
Ấn Độ chủ yếu xuất khẩu đường sang Indonesia, Bangladesh, Malaysia, Sudan, Somalia và UAE. Các khách hàng tại châu Á và châu Phi đang chuyển dịch từ nguồn đường Ấn Độ sang Brazil – nước đang có nguồn thặng dư dồi dào cho xuất khẩu, theo một nhà giao dịch tại Mumbai cho hay.
Theo Reuters
Bình luận