0

Tình hình có thể xoay chiều trong quý 1/2023 khi tiêu dùng cà phê toàn cầu dự báo tăng do lạm phát trong nền kinh tế toàn cầu giảm nhiệt. Bất chấp có kim ngạch xuất khẩu cao, các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam đang ghi nhận doanh thu giảm do giá cà phê giảm.

Giá cà phê giảm do nhu cầu yếu đi trong nền kinh tế toàn cầu suy thoái và nguồn cung cà phê năm 2022 – 23 dồi dào. Cụ thể là giá cà phê tại tỉnh Lâm Đồng ở mức khoảng 38.600 đồng/kg, tương đương 1,63 USD/kg, vào cuối năm 2022, với mức giá tương đương tại các tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông, và Gia Lai, khoảng 39.200 đồng/kg. Mức giá nói trên thấp hơn 22% so với mức giá kỷ lục đạt được vào tháng 8/2022 và thấp hơn 5,3% so với mức giá hồi cuối năm 2021, khiến doanh thu của các nhà xuất khẩu giảm.

Tập đoàn Cà phê Quốc gia Việt Nam (Vinacafe) ghi nhận doanh thu 1.800 tỷ đồng (76,4 triệu USD) trong năm 2022 do giá cà phê giảm, tương đương doanh thu giảm 10% so với năm 2021, dẫn tới thua lỗ 19 tỷ đồng. Ông Nguyễn Quốc An, trưởng phòng xuất nhập khẩu của Vinacafe, tiết lộ rằng tập đoàn đang có hướng tiếp cận thận trọng trong kinh doanh năm 2023 để phòng ngừa rủi ro. Mở rộng thị trường không còn là ưu tiên. “Trong một thị trường biến động như hiện nay, chúng tôi sẽ chuyển dịch trọng tâm từ tăng doanh thu sang quản lý rủi ro để chống lại các bất ổn thị trường”, ông An cho hay. Giá cà phê nguyên liệu nội địa thấp hơn khoảng 3% so với mức giá cà phê xuất khẩu của Vinacafe vào cuối năm 2022. Công ty đã buộc phải ngừng ký các hợp đồng xuất khẩu mới để tránh ghi nhận thua lỗ lớn hơn.

Tình hình cũng không khả quan hơn đối với CTCP Xuất nhập khẩu Intimex, ghi nhận xuất khẩu cà phê giảm mạnh trong nửa cuối năm 2022 giữa bối cảnh cạnh tranh khốc liệt với cà phê robusta Indonesia. Chủ tịch Intimex Đỗ Hà Nam dự báo xuất khẩu cà phê năm 2022 và 2023 tiếp tục giảm so với mức xuất khẩu năm 2021 và 2021. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng cà phê Việt Nam sẽ giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế nhờ dư lượng glyphosate thấp, tạo nên lợi thế cho cà phê Việt Nam so với cà phe robusta Brazil.

CTCP Cà phê Thắng Lợi là một công ty khác chịu thiệt hại tài chính nghiêm trọng do giá cà phê giảm. Năm 2022, lợi nhuận của công ty chỉ ở mức 1,2 tỷ đồng, giảm 28% so với năm 2021. Công ty cho biết bất chấp doanh thu cao trong năm 2022, giá giảm làm biên lợi nhuận giảm 3,3 điểm phần trăm. Trong khi đó, chi phí tăng tới 32,5% lên 451 tỷ đồng, dẫn tới lợi nhuận giảm.

Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương dự báo tình hình có thể xoay chiều từ cuối quý 1/2023, khi tiêu dùng cà phê toàn cầu dự báo tăng nhờ lạm phát thế giới giảm nhiệt, dẫn tới sự phục hồi giá cà phê. Giá cà phê thế giới đã bắt đầu tăng 12%, lên hoảng 2.054 USD/tấn. Giá cà phê robusta nội địa theo sát xu hướng tăng giá nói trên, chạm mức khoảng 42.800 đồng/kg vào tháng 1/2023 và duy trì ổn định vào đầu tháng 2/2023. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo tiêu dùng cà phê toàn cầu niên vụ 2022-23 tăng lên 167,9 triệu bao. Tuy nhiên, thị trường sẽ dư cung 4,8 triệu bao trong niên vụ hiện tại, dẫn tới xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm 3 triệu bao. Các nước dự báo diễn ra tình trạng dư cung bao gồm Brazil, Ấn Độ và Việt Nam. Trong khi đó, Tổ chức Cà phê Quốc tế ước tính tiêu dùng cà phê thế giới niên vụ 2022/23 ở mức 170,3 triệu bao, tăng 3,3% so với niên vụ trước. Tiêu dùng dự báo vượt sản lượng cà phê toàn cầu khoảng 3,1 triệu bao.

Theo Vietnam News

Admin

Báo cáo bán niên cà phê Việt Nam năm 2024

Bài trước

ICO: các nhà kinh doanh cà phê tăng tốc vận chuyển trước luật phá rừng của EU

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cà phê/Ca cao