0

Thị trường nhập khẩu tôm Mỹ giảm sâu trong tháng 10 bất chấp cận kề mùa nghỉ lễ và ngành thủy sản kỳ vọng tồn kho sẽ vơi bớt trong thời gian tới.

Trong tháng 10/2022, nhập khẩu tôm của Mỹ đạt 69.767 tấn, trị giá 633,99 triệu USD so với mức 85.478 tấn, trị giá 808,2 triệu USD trong tháng 10/2021 – tương đương mức sụt giảm 18% về lượng và 22% về giá trị, theo dữ liệu mới nhất công bố từ Cơ quan Khí quyền và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA). Diễn biến này dánh dấu tháng suy giảm nhập khẩu thứ ba liên tiếp của thị trường tôm Mỹ.

Mỹ hiện đang trên đà kết thúc năm 2022 với kim ngạch nhập khẩu tôm ước giảm 2% so với năm 2021, mặc dù tổng giá trị có thể tăng nhẹ. Dựa trên dữ liệu của NOAA, trong 10 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu tôm của Mỹ đạt 715.711 tấn, trị giá 6,7 tỷ USD, so với mức 729.667 tấn, trị giá 6,4 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2021.

Ông James Gulkin, the CEO kiêm sáng lập Siam Canadian Group, một nhà xuất khẩu tôm hàng đầu trên thị trường, cho biết ông ghi nhận một số thay đổi. “Thị trường Mỹ vẫn đang ngập hàng tồn kho. Kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống lẫn lĩnh vực bán lẻ đều chậm. Các nhà bán lẻ đang yêu cầu hoãn giao hàng ở mức độ nào đó”, ông trả lời phỏng vấn Undercurrent News. “Tồn kho phải được tiêu thụ trước khi hoạt động kinh doanh dần quay trở lại nhịp bình thường và hiện tồn kho vẫn đang ở mức cao, đặc biệt là lượng hàng tồn kho này được mua với giá cao”.

Các kỳ nghỉ lễ trong mùa xuân có thể sẽ giúp tiêu thụ một lượng lớn hàng tôn kho nhưng ông Henry DelaLlana, giám đốc thu mua tại Chicken of the Sea Frozen Foods tại California, bi quan hơn về tình hình thời gian tới. “Chúng ta đang tiến gần tới Giáng sinh lẫn mùa giải Super Bowl (12/2) nên hy vọng rằng các kỳ nghỉ lễ sẽ giúp tiêu thụ phần lớn lượng hàng tồn kho hiện tại nhưng dù sao đó cũng chỉ là hy vọng, chưa phải là thực tế”, ông phát biểu.

Và nếu nhận định của Nikhilesh Alluri, giám đốc điều hành của Avanti Frozen Foods tại Ấn Độ, thành sự thật, thì nhập khẩu tôm Mỹ trong tháng 11 cũng không ghi nhận nhiều tiến triển. Theo báo cáo từ Undercurrent News, ông nhận định rằng nhu cầu trên thị trường Mỹ “vẫn rất yếu”. “Khách hàng tại Mỹ - phần lớn là các nhà bán lẻ và các công ty trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống – đang giữ lượng hàng tồn kho lớn. Do đó, chúng ta cần theo dõi tốc độ họ tiêu thụ hàng tồn kho. Và sau đó khi họ có thể bắt đầu nhập hàng lại thì chúng ta mới có thể xuất hàng đi”, ông Alluri phát biểu trong cuộc thảo luận về kết quả kinh doanh quý 2 của công ty.

Ecuador tiếp tục nổi lên

Nguồn cung tôm lớn nhất cho thị trường Mỹ là Ấn Độ - đạt kim ngạch xuất khẩu 27.261 tấn, trị giá 236,44 triệu USD trong tháng 10/2022, so với mức 36.718 tấn, trị giá 331,05 triệu USD trong cùng kỳ năm 2021, tương đương giảm 26% về lượng và 29% về giá trị. Suy giảm kim ngạch xuất khẩu tôm Ấn Độ sang Mỹ mạnh thứ 2 sau Việt Nam – nước ghi nhận kim ngạch xuất khẩu giảm tới 41% từ 103,34 triệu USD xuống còn 60,82 triệu USD trong cùng kỳ so sánh. Trong 10 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu tôm Ấn Độ sang thị trường Mỹ đạt 259.273 tấn, trị giá 2,4 tỷ USD, giảm 7% về lượng và tương đương về mặt giá trị so với cùng kỳ năm 2021 – khi nước này đạt kim ngạch 279.980 tấn, trị giá 2,4 tỷ USD. Suy giảm nhập khẩu tôm Ấn Độ trên thị trường Mỹ trùng với tình hình sản xuất tôm năm 2022 của Ấn Độ dự báo giảm tới 200.000 tấn, từ 850.000 tấn năm 2021 xuống còn 650.000 – 700.000 tấn năm 2022, do suy thoái kinh tế và lạm phát tại Mỹ. Ấn Độ cũng có các vấn đề riêng – cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ của nông dân đe dọa sản xuất do giá giảm, theo Undercurrent News.

Nhưng cũng có một ngoại lệ giữa các nước cung cấp lớn nhất: Ecuador. Nước này gần đây đã trở thành nước cung cấp tôm lớn thứ 2 cho thị trường Mỹ, vượt qua Indonesia, với mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tháng 10/2022 so với cùng kỳ năm 2021 tới 22% về lượng và 11% về giá trị; tăng trưởng xuất khẩu tháng 9/2022 so với cùng kỳ năm 2021 là 11% về lượng và 4% về giá trị. Làm thế nào lại như vậy? Bất chấp những biến động thị trường, các nhà xuất khẩu tôm Ecuador sang Mỹ tiếp tục tăng sản xuất trong khi giá bán cho các nhà bán buôn thực tế giảm đáng kể, ông Gulkin cho hay. “Giá tôm Ecuador rẻ hơn rất nhiều so với 3 tháng trước, 6 tháng trước”, ông cho hay. “Sản lượng tôm Ecuador ước đạt hơn 1 triệu tấn trong năm 2022. Đến năm 2025, sản lượng tôm của họ đặt mục tiêu đạt 2 triệu tấn. Ecuador đang nổi lên và ngày càng trở nên cạnh tranh. Việc này có bền vững không, tôi không biết nhưng nay họ đang rất cạnh tranh về giá trong khi vẫn tăng nguồn cung”.

“Ấn Độ gặp khó: chi phí thức ăn tăng, chi phí kiểm soát sản lượng tăng, giá dầu, các vấn đề dịch bệnh. Trong khi đó, sản xuất tôm tại Ecuador đang ngày càng hiệu quả nên có thể tăng sản lượng và thậm chí đạt hiệu quả sản xuất ngày càng cao”, ông Gulkin cho hay.

Các nước xuất khẩu tôm nhỏ hơn bị ảnh hưởng nặng nề

Với ngoại lệ là Mexico (6%) và Peru (11%), các nước sản xuất cung cấp tôm lớn khác cho thị trường Mỹ đều ghi nhận suy giảm xuất khẩu. Bất chấp thành tựu chung về xuất khẩu thủy sản, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Mỹ giảm tới 41%. Theo báo cáo từ Undercurrent News, xuất khẩu thủy sản Việt Nam tính tới hết tháng 11/2022 đã vượt 10 tỷ USD – mức cao kỷ lục kể từ khi tham gia vào thị trường thế giới hơn 20 năm trước. Mức giảm mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2021 diễn ra vào tháng 10, đến từ 22 nước không nằm trong top 10 thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, với tổng kim ngạch của các thị trường này chỉ bằng chưa tới 54% so với riêng thị trường Mỹ trong 1 năm và chiếm tổng cộng chưa tới 40% kim ngạch, ở mức 861 tấn, trị giá 8,87 triệu USD. Một nước sản xuất nhỏ hơn, không có lợi thế kinh tế theo quy mô như các nước xuất khẩu tôm lớn nhất, sẽ gặp áp lực cạnh tranh lớn”, ông Gulkin cho hay.

Giá tiêu dùng sẽ không sớm giảm

Xét tới tốc độ nhập khẩu suy giảm đáng kể, người tiêu dùng có thể cho rằng giá bán lẻ giảm mạnh, đặc biệt là với Giáng sinh và năm mới đang tới gần, nhưng thực ra tình hình khá khó dự báo, ông Gulkin cho hay. Phần lớn nhập khẩu tôm đều ở dạng đông lạnh và phải bảo quản kho lạnh nên không quá khẩn thiết phải tiêu thụ lượng hàng này khi giá đang ở mức thấp, đặc biệt khi phần lớn các nhà bán buôn đã mua tôm trong năm nay dựa trên ước tính năm 2021, theo DelaLlana cho hay. Và theo Undercurrent, năm 2021 là năm đặc biệt tốt cho tiêu dùng tôm và là năm kinh doanh tốt nhất từng thấy, với lượng 896.109 tấn, trị giá 8 tỷ USD, tăng 20% về lượng và 24% về giá trị so với năm 2020.

“Có những đặt hàng từ trước nhưng không phải là đặt hàng tồn kho chi phí thấp. Các nhà sản xuất và bán buôn vẫn sẽ đẩy giá tăng và muốn chia sẻ gánh nặng với người tiêu dùng nên Joe Shopper vẫn đang chào mức giá khá cao so với những gì được kỳ vọng”, theo thông tin từ DelaLlana. “Trừ khi các nhà bán lẻ bắt đầu xúc tiến mạnh thương mại thì họ có thể tiêu thụ hàng tồn kho, Joe Shopper vẫn cho rằng giá chào bán hiện phù hợp với mức giá họ đã trả”. “Chừng nào họ bắt đầu nhập hàng với giá thấp hơn thì giá bán lẻ trên thị trường mới bắt đầu giảm”, ông cho biết.

Chủng loại sản phẩm sẽ thay đổi do nguồn cung thị trường dồi dào?

Chủng loại sản phẩm sẽ không thay đổi nhiều trong mùa nghỉ lễ năm nay, ông Gulkin cho hay. Ông DelaLlana không đồng ý. “ Tôi nghĩ rằng thị trường sẽ có xu hướng tiêu thụ cỡ tôm lớn hơn do có nhu cầu từ phân khúc nhà hàng”, ông Gulkin cho hay. “Khi giá giảm, doanh thu nhà hàng thường tăng do họ có thể tiêu thụ cỡ tôm lớn hơn, đặc biệt là các nhà hàng trong nhà, phục vụ phân khúc gia đình thu nhập cao, các nhà hàng bình dân cũng có thể tăng tiêu dùng cỡ tôm lớn hơn”.

Trong khi đó, DelaLlana ghi nhận các sản phẩm tôm GTGT có thể tăng thị phần trên thị trường, đặc biệt là các sản phẩm ăn liền và nấu liền. Khảo sát của các nhà quản lý tại Chicken of the Sea và khách hàng cho thấy 40% ngạc nhiên trước mức độ quan tâm của người tiêu dùng với phân khúc sản phẩm này. Các nhà bán buôn sẽ đa dạng hóa tôm, tập trung hơn vào các sản phẩm giá trị gia tăng để không bị quá phụ thuộc vào phân khúc tôm thương phẩm.

Ông Gulkin cho rằng vẫn còn hy vọng vào một mùa nghỉ lễ thị trường bật tăng nhưng cho rằng mức độ tăng sẽ khá yếu. “Thiếu niềm tin từ phía người tiêu dùng, lo lắng về lạm phát, về suy thoái kinh tế, nhưng lạm phát không tác động tới thị trường tôm. Tôm vẫn có giá rẻ, đối lập với diễn biến các hàng hóa khác trên thị trường”, ông cho hay. “Vấn đề là tồn kho tại thị trường Mỹ đang quá cao, ngoài ra logistic tại Mỹ vẫn còn nhiều vấn đề. Các kho lạnh đã đầy hàng, khó vận chuyển, khó tìm tài xế,…”.

Theo Undercurrent News

Admin

FDA từ chối thông quan tôm nhiễm kháng sinh từ năm nhà xuất khẩu được chứng nhận BAP khác nhau vào tháng 2/2024

Bài trước

Việt Nam nỗ lực tăng sức cạnh tranh cho xuất khẩu nông sản sang Mỹ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản