Thực phẩm và Đồ uống

EU đồng thuận cấm nhập khẩu hàng hóa gây phá rừng

0

FAO ước tính tổng diện tích rừng bị phá trên toàn thế giới trong hơn 3 thập kỷ qua đã lớn hơn toàn bộ EU. EU do đó đã đạt đồng thuận về lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm bao gồm cà phê, cacao và đậu tương trong trường hợp các mặt hàng này góp phần gây ra tình trạng phá rừng.

Dự thảo luật nhằm đảm bảo “các chuỗi cung ứng không liên quan đến phá rừng” cho 27 quốc gia EU, được các nhóm vận động vì môi trường ca ngợi là bước đột phá. Dự thảo luật này yêu cầu các công ty nhập khẩu hàng hóa vào EU phải đảm bảo các hàng hóa này không được sản xuất trên các khu vực đất đai gánh chịu tình trạng phá rừng sau 31/12/2020 và phải tuân thủ tất cả các quy định của nước cung cấp nguồn. Phạm vi của dự thảo luật này bao gồm dầu cọ, gia súc, đậu tương, cà phê, cacao, gỗ và cao su cũng như các sản phẩm phái sinh như thịt bò, nội thất và chocolate. Sản xuất phạm pháp đã gây ra tình trạng phá rừng hàng loạt tại các nước như Brazil, Indonesia, Malaysia, Nigeria, Congo, Ethiopia, Mexico và Guatemala.  FAO ước tính tổng diện tích đất rừng bị mất trên toàn cầu trong hơn 3 thập kỷ qua lên tới khoảng 420 triệu ha, lớn hơn toàn bộ EU. EU là thị trường tiêu thụ lớn thứ 2 cho các sản phẩm nói trên, đứng sau Trung Quốc.

Ông Pascal Canfin, chủ tịch ủy ban môi trường thuộc Thượng viện châu Âu, ca ngợi thỏa thuận này và cho rằng dự thảo sẽ có tác động lên những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày của người châu Âu. “Đó là cà phê chúng ta uống mỗi sáng, chocolate chúng ta hay ăn. Than đá cho các tiệc nướng, giấy cho những cuốn sách”.

“Quyết định lịch sử”

Nhóm vận động hành lang vì môi trường Greenpeace gọi dự thảo mà Thượng viện châu Âu và các nước thành viên EU đã đồng thuận là “một bước đột phá lớn”. Một tổ chức khác là WWF cũng gọi “đây là một bước đi đột phá” và “mang tính lịch sử”. “Đây là dự thảo luận đầu tiên trên thế giới nhằm vào giải quyết tình trạng phá rừng trên toàn cầu và sẽ giảm mạnh tác động của EU tới tự nhiên”, theo WWF cho hay. Cả hai nhóm đều kêu gọi EU tiếp tục mở rộng phạm vi của dự thảo luận sang các thảo nguyên như Cerrado của Brazil, cũng đang gặp đe dọa do sự mở rộng hoạt động của nông dân và những người chăn nuôi gia súc. Greenpeace nhấn mạnh rằng các tổ chức tài chính đang mở rộng dịch vụ cho các công ty nhập khẩu ban đầu sẽ không tuân theo luật mới, nhưng họ sẽ được xem xét hai năm sau đó.

Cả Hội đồng châu Âu – đại diện cho các nước EU – và Thượng viện châu Âu đều phải chính thức chấp nhận dự thảo nói trên. Các công ty lớn sẽ có 18 tháng để tuân thủ, trong khi các công ty nhỏ hơn được gia hạn thời gian dài hơn. “Luật mới sẽ đảm bảo rằng hàng loạt hàng hóa có mặt trên thị trường EU sẽ không còn góp phần vào phá rừng và gây thoái hóa rừng tại EU hay bất cứ nơi nào trên thế giới”, theo Ủy ban châu Âu. “Cuộc chiến vì khí hậu và đa dạng sinh học đang tăng tốc”, theo tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Phạt nặng

Thượng viện cho biết dự thảo luật mở ra cách các công nghệ như theo dõi vệ tinh và phâ tích DNA xác nhận nguồn gốc của mặt hàng nhập khẩu trong phạm vi quy định. Các nước xuất khẩu ở mức rủi ro có có 9% sản phẩm sang EU sẽ bị kiểm tra; trong khi các nước có rủi ro thấp hơn sẽ có tỷ trọng kiểm tra bắt buộc thấp hơn. Các côn ty vi phạm luật sẽ bị phạt tới 4% tổng doanh thu hàng năm tại EU.

Luật cũng được rà soát 1 năm sau khi có hiệu lực để xét liệu có nên mở rộng sang các đất rừng khác hay không. Một đợt rà soát khác vào thời điểm 2 năm sẽ có một ủy ban cân nhắc liệu có mở rộng sang các hệ sinh thái và hàng hóa cùng các tổ chức tài chính khác hay không.

Theo AFP

Admin

Lệnh cấm nhập khẩu tôm hùm Úc của Trung Quốc tạo cơ hội thị trường cho các nước thành viên ASEAN

Bài trước

Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm soát COVID-19 đối với nhãn và sầu riêng Thái Lan

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc