Thủy sản

Thị phần thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ Latin tăng nhờ CPTPP

0

Ngành thủy sản Việt Nam ghi nhận tăng mạnh sau hơn 3 năm Thỏa thuận Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực.

Bà Lệ Hằng, giám đốc truyền thông của Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết CPTPP có tác động rất rõ ràng lên xuất khẩu thủy sản do các nhà nhập khẩu từ CPTPP chiếm 25% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Bà cho biết thêm Malaysia vừa phê chuẩn CPTPP vào ngày 5/10, các sản phẩm sẽ hưởng thuế ưu đãi theo thỏa thuận này từ ngày 29/11. Bà Hằng cho biết tới nay, thị phần của thủy sản Việt Nam tại một số thị trường trong CPTPP đã thay đổi, đặc biệt tại khu vưc Mỹ Latin. Bà cho biết: “Trước thỏa thuận CPTPP. Canada chiếm 2,7% tổng giá trị xuất khẩu thruy sản Việt Nam. Cho tới thời điểm này, Canada đã chiếm 3,7%. Thị phần của Mexico tăng từ 1% lên 1,3% và thị phần của Úc trong CPTPP cũng tăng từ 2,7% lên 3,2%.

Canada vẫn là thị trường nhập khẩu thủy sản có nhu cầu cao, đồng thời có niềm tin vào thị trường Việt Nam do coi đây là một nền kinh tế ổn định và môi trường thương mại lành mạnh, theo VASEP cho biết thêm thị trường Mexico tại Nam Mỹ hiện là thị trường nhập khẩu cá tra lớn thứ 3 của Việt Nam, chỉ sau Trung Quốc và Mỹ. Bà Hằng cho hay: “Giữa biến động tỷ giá hiện nay, đồng tiền của Mexico tương đối ổn định. Biến động kinh tế có tác động kinh tế nhẹ hơn đối với thị trường Mexico hơn các thị trường khác. Do đó, đây là cơ hội cho thủy sản Việt Nam không chỉ hiện nay mà còn trong những năm tới”.

Bên cạnh tiềm năng và lợi thế, CPTPP cũng đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp thủy sản, liên quan đến các rào cản kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng về khía cạnh nguồn gốc xuất xứ. “Khó khăn thực sự trong CPTPP là các điều khoản liên quan đến lao động, môi trường và phát triển bền vững; như lao động – làm sao để tránh các vi phạm lao động trẻ em trong ngành thủy sản và làm sao để dỡ bỏ thẻ vàng IUU. Đối tác CPTPP là Nhật Bản cũng bắt đầu áp dụng các quy định nguồn gốc xuất xứ đối vơi một số loài thủy sản – một động thái có thể khiến nhiều thị trường khác học tập. Do đó, các doanh nghiệp phải chú ý và có điều chỉnh phù hợp để đáp ứng các yêu cầu về phát triển bền vững trong CPTPP”, bà Hằng nhấn mạnh.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập của Văn phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI), nhấn mạnh rằng CPTPP là thế hệ FTA mới, tiêu chuẩn cao đầu tiên mà Việt Nam từng triển khai với mức độ tự do nhất định. “Mức độ các nước thành viên trong CPTPP cam kết mở cửa thị trường hàng hóa cho nhau là mức độ cam kết cao nhất trong số các thỏa thuận trước đó”. CPTPP giúp Việt Nam khai phá thị trường châu Mỹ, bà Trang giải thích thêm: “Với CPTPP, Việt Nam có lợi thế lớn trong khai thác cho xuất khẩu sang các thị trường châu Mỹ so với nhiều nước châu Á không có FTAs với các nước trong khu vực này”, bà Trang cho biết thêm. Tuy nhiên, các nước thành viên CPTPP tiếp tục đàm phán FTAs với ASEAN. Ví dụ, trong thời gian tới, FTA Canada – ASEAN sẽ được tái khởi động. Do đó, trong tương lai, hàng hóa Việt Nam sẽ không còn lợi thế độc nhất. Ngoài ra, nhiều nước cũng đang lên kế hoạch gia nhạp CPTPP. “Lợi thế FTA sẽ chỉ là một trong những lợi thế của Việt Nam trên thị trường Bắc Mỹ nhưng sẽ không kéo dài lâu. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng sử dụng tối ưu CPTPP”, bà Trang nhấn mạnh.

Các chuyên gia cho biết tối ưu các lợi thé do FTAs tạo ra giúp nhiều doanh nghiệp thủy sản nội địa chuyển thách thức thành cơ hội. Do đó, ngành ngày dự báo chiếm 3% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm 2022. Theo VASEP, hiện Việt Nam là nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 thế giới, sau Trung Quốc và Na Uy. Với các kết quả đã đạt được, xuất khẩu thủy sản dự báo sẽ duy trì thị phần hơn 7% trên thị trường toàn cầu. Tính đến hết tháng 11/2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 10 tỷ USD, một cột mốc kỷ lục cho ngành thủy sản Việt Nam sau hơn 20 năm tham gia thị trường thế giới. Đến hết năm, tổng kim ngạch xuất khẩu dự báo đạt gần 11 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2021.

Theo Vietnam News

Admin

Việt Nam khai thác triệt để CPTPP để thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản

Bài trước

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Australia tăng gấp đôi trong 5 năm

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản