Việt Nam và Thái Lan là hai vựa trái cây của Đông Nam Á, cả hai đều nổi tiếng bởi những loại trái cây độc lạ, liên tục giành tiếng vang trên thị trường thế giới. Các mặt hàng trái cây xuất khẩu từ hai nước có rất nhiều điểm tương đồng. Điều đáng ngạc nhiên là lượng xuất khẩu của Thái Lan bỏ xa lượng xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây. Bất chấp sản lượng trái cây của Thái Lan nhỏ hơn nhiều, chỉ khoảng 5,43 triệu tán so với mức 12 – 13 triệu tấn hàng năm tại Việt Nam, doanh thu xuất khẩu trái cây Thái Lan năm 2022 dự báo đạt 8,53 tỷ USD, trong khi của Việt Nam dự báo không vượt quá 3,2 tỷ USD.
Giá trị xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2019 ở mức 3,7 tỷ USD, vượt giá trị xuất khẩu gạo, trước khi giảm xuống 3,26 tỷ USD trong năm 2020 và 3,55 tỷ USD trong năm 2021. Đồng thời, xuất khẩu của Thái Lan tăng từ 3,76 tỷ USD trong năm 2019 lên hơn 4,2 tỷ USD trong năm 2020 và 5,3 tỷ ÚSD trong năm 2021. Thực tế là Việt Nam đang tiếp tục mất đi vị thế xuất khẩu vào tay Thái Lan, làm dấy lên nhiều câu hỏi: ngành rau quả Việt Nam tại sao lại mất vị thế và phải làm gì.
Bộ NNPTNT Việt Nam đã khởi động hoạt động phân tích nguyên nhân đằng sau xu hướng này và phát triển các chính sách mới để giành lại vị thế xuất khẩu trái cây trong khu vực. Hiện Việt Nam xuất khẩu trái cây tới 60 nước, bao gồm Trung Quốc, nước hiện liên tục triển khai các chính sách nhằm hạn chế COVID-19 trong 3 năm qua, gây thiệt hại nghiêm trọng cho xuất khẩu trái cây Việt Nam. Việt Nam cũng đặt mục tiêu đa dạng hóa thị trường và theo truyền thông, hiện đang ghi nhận xuất khẩu tăng mạnh sang thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu trái cây lớn nhất thế giới, và Việt Nam vẫn đang nỗ lực nắm bắt các cơ hội trên thị trường này. Cho tới nay, 11 loại trái cây Việt Nam đã được phép xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, bao gồm xoài, thanh long, chuối, nhãn, vải, dưa hấu, chôm chôm, mít, măng cụt, chanh dây và sầu riêng.
Marketing và xây dựng thương hiệu trái cây
Người tiêu dùng Trung Quốc nổi tiếng với thói quen chọn sản phẩm dựa trên thương hiệu. Một ví dụ là sầu riêng – vốn người tiêu dùng Trung Quốc quen thuộc nhất với sầu riêng Thái Lan và Malaysia. Để cạnh tranh thành công với các nhà cung cấp dẫn đầu thị trường hiện nay, điều cốt yếu với sầu riêng Việt Nam, loại trái cây mới xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc gần đây, là xây dựng thương hiệu riêng. Các chuyên gia ngành đề xuất nhiều cơ quan xúc tiến thương mại nên được hình thành tại Trung Quốc nhằm mục đích trên.
Kiểm soát gian lận
Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính và dễ tiếp cận. Nước này bắt đầu triển khai các tiêu chuẩn cao về nhập khẩu trái cây vài năm trước. Ví dụ, trong năm 2018, hải quan Trung Quốc ban hành các mã cho vùng trồng và cơ sở đóng gói, các mã này phải được ghi trên các chứng nhận kiểm dịch để các sản phẩm có đủ điều kiện xuất khẩu. Theo Bộ NNPTNT, cần tới 4 năm để đánh giá, rà soát để phía Trung Quốc chấp thuận nhập khẩu sầu riêng Việt Nam chính ngạch. Trong tháng 9/2022, Bộ đã ban hành cảnh báo các công ty liên quan đến gian lận thương mại, tuyên bố không có trường hợp tương tự nào như năm 2020 liên quan đến xoài được phép lặp lại. Tháng 8/2020, các doanh nghiệp xoài đã sử dụng các mã không hợp lệ hoặc các mã đi mượn lẫn nhau để xuất khẩu trái cây. Ngoài ra, các nhà chức trách nhán mạnh tầm quan trọng của duy trì các hoạt động xuất khẩu minh bạc về dài hạn. Mở cửa thị trường Trung Quốc đã khó, duy trì thị trường còn khó hơn và xuất khẩu sầu riêng cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định.
Nghiên cứu thị trường và tập huấn doanh nghiệp
Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan, nhiều nhà sản xuất trái cây Việt Nam thiếu kiến thức về các xu hướng thị trường và thu động bán hàng mà không thực sự hiểu thị trường thực sự cần gì. Ông so sánh giữa Việt Nam và Thái Lan khi bán trái cây sang Trung Quốc: khi một thị trường bán buôn mở cửa tại Bắc Kinh vào buổi sáng, các thương nhân Thái Lan có thể nhanh chóng lấy thông tin giá và bán hàng hiệu quả, trong khi các thương nhân Việt Nam chậm thông tin về giá lẫn nhu cầu thị trường.
Bộ trưởng cũng chỉ ra rằng Thái Lan đã đầu tư những khoản lớn vào nghiên cứu và phát triển thị trường, với nhiều đại học và viện nghiên cứu của Thái Lan nay đang tập trung vào các chiến lược dài hạn. theo quan điểm của ông, Việt Nam bắt đầu lập ra những nhóm nghiên cứu chuyên sâu để xác định mục tiêu cho cả vài năm tới lẫn vài thập kỷ tới. Hơn nữa, một mô hình nông nghiệp mới, trong đó các nhà sản xuất có liên kết tốt và cập nhật thông tin thị trường cần để triển khai tại Việt Nam. Năng lực của các doanh nghiệp trái cây nên trở thành một trong những mục tiêu chính của ngành.
Danh sách các sáng kiến kể trên vẫn chưa hoàn thiện và có thể những thay đổi khác cần xem xét. Ví dụ, người trồng trái cây Việt Nam cũng hưởng lợi từ một số nâng cấp kỹ thuật nhất định: thiết bị sau thu hoạch hiện nay tại Việt Nam cho phép sầu riêng tươi chỉ trong 3 – 4 ngày, hạn chế các lựa chọn vận chuyển và khiến hoạt động vận chuyển đường biển không thể thực hiện được. Tuy nhiên, xác định rõ các chiến lược và triển khai công việc theo đó có thể cho phép xuất khẩu trái cây Việt Nam đuổi kịp Thái Lan.
Theo Produce Report
Bình luận